Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

PHÓNG VIÊN BÁO VIETNAM NEWS PHỎNG VẤN PHAN DUY KHA

Phóng viên báo Việt Nam News phỏng vấn Phan Duy Kha

Map maker helps piece together history

 
Phan Duy Kha was trained as a cartographer, but his true passion is for history and he is now regarded as a popular historian. Kha talked with Trung Hieu about his life’s passion.
Historian Phan Duy Kha, born in 1946, graduated from the Mining-Geology Faculty of the Ha Noi University of Technology in 1968. He has written many history books and helped find solutions to many historical controversies that continue to puzzle researchers.

Inner Sanctum: What interests you about the study of history?
I have loved history since I was a little boy. Before retiring from the Design Institute of the Ministry of Industry and Trade, studying history was like a second job.
But when I retired in 1995, it became my official job. I write articles about history for many magazines, including Khoa hoc & Doi song (Science and Life), Xua & Nay (Then and Now), The Gioi Moi (New World) and The Gioi Trong Ta (The World inside Us).
I consider myself just an amateur historian because I did not graduate with a degree in history. All of my knowledge about history came from self-study and a lot of reading.
But as I look back on my life, I think that may be a good thing because if I had studied history in school, I would have been influenced by my professors and would not have the independent mind to study that I have now.
Inner Sanctum: Historical books often require readers to have background knowledge before reading them. Did you face any difficulties during your self-study?
Because I have loved history since my childhood, I have always had a passion for it and I never find it difficult.
During my working years, I often borrowed historical books from libraries. I brought books along with me on business trips and took advantage of every moment of free time I had to read.
I read historical books written by both Vietnamese authors and foreign authors who wrote about Viet Nam.
I came to the conclusion that: The more we read, the more our own knowledge develops, which gives us the foundation to judge others’ works.
Inner Sanctum: How effective is reading about historical issues?
History covers dynasties and the development of a country. By reading history, we can come to conclusions about many things. If a king employed talented people, his dynasty was prosperous, but if he based his decisions on bad people and those who told him what he wanted to hear, the dynasty was ruined. As we understand history, we will understand modern issues.
Inner Sanctum: On what period of history do you focus your studies?
My main focus is Vietnamese history from the time of the Hung Kings to the Nguyen Dynasty (1802-1945). My books include: Nhin lai lich su (Looking back on History); Lich su va su ngo nhan (History and Mistakes); Nhin ve thoi dai Hung Vuong (Looking back on the era of the Hung Kings); and Tu dien Kinh Thien trieu Le den Tong hanh dinh thoi dai Ho Chi Minh (From Kinh Thien Palace of the Le Dynasty to the General Headquarters of the Ho Chi Minh Era).
Inner Sanctum: Your book titles include words like “Looking back…” and “Mistake…”. It seems that you like to unmask and disclaim historic matters. Why?
I like to throw myself into “thorny issues” to express my point of view, and I am ready to debate anyone to protect my studies.
There are still many differing opinions about things that happened in the past. For example, some historians say that King Ho Quy Ly was a progressive reformer, while others say he was arbitrary and lost the belief of the people, which in turn made him lose the country to Chinese Ming invaders.
Another example is the case of Prime Minister Le Van Thinh (1038-?) of the Ly Dynasty (1010-1225). We recently cleared him of a claim that he had plotted to harm King Ly Nhan Tong on Dam Dam Lake (West Lake today).
I’ve read a lot and have some knowledge about history, so if I were to find any misunderstanding, I would write an article in an effort to fix the mistake.
Inner Sanctum: Many researchers still believe that Vietnamese people originated from China. But you have written that the Vietnamese originated locally. Can you explain further?
Many researchers still believe that the Vietnamese originated from China because they are under the influence of some famous historians [who said Vietnamese originated from China].
However, archaeological research in the 1960-70s proved that Vietnamese people were the founders of a civilisation that continued to develop from the region’s Phung Nguyen, Dong Dau, Go Mun and Dong Son cultures more than 4,000 years ago. The Hung Kings period was the last part of that development process.
From 1969 and 1970, four seminars were held on this issue. My work simply strengthens this supposition.
Inner Sanctum: Do you often have to travel for your studies, and does your work have an impact on your family life?
I often study at home or go to libraries and sometimes I travel to different provinces to find research materials. Sometimes I’m invited on research trips and all of my expenses are paid for, but I have also spent my own money on other trips.
I received a lot of sympathy and help from my wife, Don Thi Mai, who helps type my writings and proof my manuscripts. That’s why I occasionally use the pen-name Don Mai for my articles.
My only son studied biological technology and trade, and he now works for a joint-stock equipment supply company. I hope my grandson will love history. — VNS
  (  Theo báo Việt Nam News số ra ngày Chủ nhật 24- 10- 2010 )
*
BẢN DỊCH: 
Báo Việt Nam News Chủ nhật – Ngày 24 tháng 10, năm 2010:

Ông Phan Duy Kha được đào tạo trở thành nhà đo vẽ bản đồ chuyên nghiệp, nhưng niềm say mê thực sự của ông là lịch sử và giờ đây người ta coi ông như là một Nhà sử học thực thụ.
Ông Kha trò chuyện với Trung Hiếu về niềm đam mê của  ông.

NGƯỜI VẼ BẢN ĐỒ GIÚP KẾT NỐI CÁC MẢNG LỊCH SỬ

Nhà sử học Phan Duy Kha sinh năm 1946, tốt nghiệp khoa Mỏ – Địa chất trường Đại học Bách khoa Hà nội năm 1968. Ông đã viết nhiều sách về lịch sử và đã giúp tìm ra lời giải cho nhiều vấn đề lịch sử gây tranh cãi và làm đau đầu những nhà nghiên cứu.
Hỏi: Điều thú vị gì khiến ông nghiên cứu lịch sử?
          Tôi thích lịch sử từ hồi còn nhỏ. Trước khi nghỉ hưu thì việc tìm hiểu lịch sử chỉ là công việc phụ của tôi, nhưng từ khi nghỉ hưu (1995) thì nó đã trở thành công việc chính thức. Tôi viết về đề tài lịch sử cho nhiều tạp chí: Khoa học và Đời sống (Science and Life), Xưa và Nay(Then and Now), Thế giới mới( New World) và Thế giới trong ta (World inside Us).
 Tôi chỉ cho mình là dân nghiệp dư vì tôi không có bằng cấp gì về lịch sử. Tất cả những hiểu biết về lịch sử mà tôi có đều do tôi tự học, tự đọc. Khi nghĩ lại tôi thấy đó cũng là một điều hay vì nếu như tôi học lịch sử ở trường thì tôi đã chịu ảnh hưởng của các giáo sư và tôi đã không có tư duy độc lập trong nghiên cứu như hiện nay.
Hỏi: Việc đọc sách lịch sử thường yêu cầu người đọc phải có kiến thức nền trước khi đọc. Ông có gặp khó khăn gì trong việc tự nghiên cứu không?
          Tôi thích lịch sử từ khi còn nhỏ, tôi luôn có niềm đam mê nó nên tôi không thấy có khó khăn gì. Trong những năm còn làm việc ở cơ quan , tôi thường mượn sách lịch sử của thư viện về. Tôi mang nó theo trong các chuyến đi công tác, tôi tranh thủ thời gian rỗi để đọc. Tôi đọc sách lịch sử Việt nam do tác giả người Việt viết và cả do tác giả người nước nước ngoài viết về Việt nam. Tôi đi đến kết luận là càng đọc nhiều càng nâng cao hiểu biết và điều đó giúp ta có cơ sở để đánh giá được công trình của người khác.
Hỏi: Việc đọc các vấn đề lịch sử có tác dụng gì?
          Lịch sử bao trùm nhiều triều đại va sự phát triển của một đất nước. Bằng việc đọc lịch sử chúng ta có thể đi đến kết luận nhiều vấn đề. Nếu một vị vua biết sử dụng nhân tài thì triều đại ông ta thịnh vượng, nhưng nếu các quyết định của ông ta dựa vào những kẻ xấu, chuyên nói những điều cốt để ông ta vừa lòng thì vương triều của ông ta sẽ tàn. Hiểu được lịch sử, chúng ta sẽ hiểu những vấn đề hiện tại.
Hỏi: Các nghiên cứu của ông  tập trung vào thời kỳ nào của lịch sử?
          Trọng tâm chính của tôi là lịch sử Việt nam từ thời Hùng Vương cho đến nhà Nguyễn (1802- 1945). Sách của tôi gồm: Nhìn lại lịch sử (Looking back on history), Lịch sử và sự ngộ nhận (History anh mistakes), Nhìn về thời đại Hùng Vương (Looking back on the era of Hùng Kings), và Từ điện Kính thiên triều Lê đến Tổng hành dinh thời đại Hồ Chí Minh (From the Kính Thiên palace of the Lê to General headquarters of Hồ Chí Minh era).
Hỏi: Tên sách của ông có các từ như: “Nhìn lại …”, “ Ngộ nhận …”. Dường như ông thích phản biện lại những vấn đề lịch sử. Tại sao vậy?
          Tôi muốn đi vào những vấn đề gai góc để trình bày quan điểm của mình và sẵn sàng tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình.
Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về những vấn đề xảy ra trong quá khứ. Ví dụ một số nhà lịch sử nói rằng Hồ Quý Ly là một nhà cải cách tiến bộ, trong khi một số người khác lại nói rằng ông ta là một người độc đoán, mất lòng tin với dân, dẫn đến mất nước vào quân xâm lược nhà Minh.
Một ví dụ khác là trường hợp tể tướng Lê Văn Thịnh (1038- ?) triều Lý (1010- 1225). Gần đây chúng ta đã minh oan cho ông ta về việc ông bị cáo buộc mưu hại vua Lý Nhân Tông ở hồ Dâm Đàm (Hồ Tây ngày nay).
Tôi đã đọc rất nhiều và đã có một ít hiểu biết về lịch sử, vì vậy khi thấy những sự hiểu sai thì tôi viết báo để cố gắng sửa những lỗi đó.
Hỏi: Nhiều nhà nghiên cứu vẫn tin rằng người Việt nam có nguồn gốc từ Trung quôc. Nhưng ông đã viết rằng người Việt nam có nguồn gốc từ bản địa. Ông có thể cho biết thêm về điều đó?
 Nhiều nhà nghiên cứu vẫn tin rằng người Việt nam có nguồn gốc từ Trung quốc vì họ chịu ảnh hưởng của những nhà lịch sử nổi tiếng mà những người này đã nói người Việt nam có nguồn gốc từ Trung quốc. Tuy nhiên nghiên cứu khảo cổ trong những thập niên 60 – 70 đã chứng minh rằng người Việt nam là người sáng  lập nên một  nền văn minh tiếp nối sự phát triển của các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn trong khu vực từ hơn 4 nghìn năm trước. Thời kỳ Hùng Vương là giai đoạn cuối của tiến trình phát triển đó. Từ 1969 đến 1970 đã có 4 hội thảo về vấn đề này. Công việc của tôi đơn giản là củng cố và tăng cường thêm quan điểm này.
Hỏi: Ông thường phải đi đây đi đó để nghiên cứu, vậy công việc của ông có ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình không?
Tôi thường làm việc ở nhà và ở thư viện, thỉnh thoảng tôi đi các tỉnh thu thập tài liệu. Có lúc tôi được mời tham gia các chuyến đi nghiên cứu được miễn các phí. Còn những chuyến đi khác thì tôi tự lo liệu.
Tôi nhận được sự ủng hộ rất nhiều từ vợ tôi, bà Đôn Thị Mai, người đã giúp tôi đánh máy và sửa lỗi chính tả. Đôi khi tôi lấy bút danh  Đôn Mai là vì thế. Con trai duy nhất của tôi học công nghệ sinh học và thương mại, và bây giờ con trai tôi đang làm việc cho một Công ty cổ phần cung cấp thiết bị. Tôi hy vọng cháu tôi sẽ yêu thích lịch sử.
( Trịnh Văn TiếnTrịnh Hải Hà dịch từ nguyên bản tiếng Anh )











































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét