Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

ĐÔI ĐIỀU TÂM SỰ VỚI BẠN ĐỌC VIỆT SỬ KÝ

Có anh bạn mách cho tôi biết rằng, có một trang mạng đăng rất nhiều bài viết về lịch sử của tôi. Địa chỉ thế này, thế này. . . Tôi vội truy cập vào, và rất bất ngờ, lúc đó trang mạng  đã đăng được 13, 14 bài của tôi, đăng liên tục, không ngắt quãng. . . Thật thú vị !
*
Đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Anh Ba Sàm, ông chủ của trang mạng VIỆT SỬ KÝ đã có “con mắt tinh đời” , chọn những bài viết về lịch sử của tôi để đăng tải trên trang mạng VIỆT SỬ KÝ của ông. Sở  dĩ tôi dùng cụm từ “con mắt tinh đời” vì bây giờ, sách nghiên cứu lịch sử  in ra rất nhiều, người người làm nghiên cứu. Bản thảo viết xong, không ai in thì tự bỏ tiền túi ra in, miễn là có đầu sách. Hằng năm có đến hàng trăm đầu sách “nghiên cứu lịch sử” được ấn hành. Giữa sự xô bồ đó, ông chủ VIỆT SỬ KÝ đã giành cho cuốn sách của tôi, xuất bản cách đây ngót chục năm, được lên mạng của ông, một trang mạng có uy tín, rất đông người truy cập. Điều đó làm tôi cảm động và cảm ơn ông nhiều lắm.

THỬ GIẢI MÃ TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG

Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài
Làng Phù Đỏng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ
Những ngờ oan trái bao giờ
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân
Nghe vua cầu tướng ra quân
Thoắt ngồi, thoắt nói, muôn phần khích ngang

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

THƠ VỀ CỔ LOA, AN DƯƠNG VƯƠNG, MỴ CHÂU, TRỌNG THỦY

Bạn đã đọc bài trước phân tích về Truyền thuyết An Dương Vương và mối tình oan trái Mỵ Châu –Trọng Thủy. Vậy xin mời bạn thưởng thức một số áng văn thơ đề cập đến truyền thuyết này do Phan Duy Kha sưu tầm và giới thiệu.
*
THƠ CHỮ HÁN
Vũ Phạm Hàm
Lân bảng phi thân tế bất sàn
Quân vương dung dị ngộ hồng nhan
Tồn vong mịnh hệ Linh quang nỗ
Sinh tử hồn y Mộ Dạ sơn

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

THỬ VÉN MÀN HUYỀN THOẠI AN DƯƠNG VƯƠNG

Cổ Loa thành Ốc khác thường
Ngàn năm dấu tích chiến trường còn đây.
(Ca dao)
Cũng như thời đại các vua Hùng, triều đại An Dương Vương được Lịch sử ghi lại chủ yếu dựa vào truyền thuyết.Khác với thời các vua Hùng, các truyền thuyết về An Dương Vương xoay quanh một “thực thể” có thật : thành Cổ Loa. Người ta có thể thêu dệt nên huyền thoại nhưng không thể bịa ra cả một tòa thành. Thành Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) là chứng tích vật chất hùng hồn của triều đại An Dương Vương. Tương truyền Cổ Loa có 9 vòng thành, nay còn lại dấu tích 3 vòng. Thành Nội có chu vi 1,6 km, cao 5 m, mặt thành rộng 10 m, chân thành từ 20-30m . Thành giữa hình đa giác, có chu vi 8km, cao trung bình 4-5m. Trải hơn 2.200 năm bị nắng mưa bào mòn và con người tàn phá mà thành còn như thế, chắc rằng khi mới xây dựng thành phải hùng vĩ lắm ! Nơi đây, Thục An Dương Vương và triều đình của ông trị vì quốc gia được 50 năm (257- 208 Tcn)

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

THUYẾT CHIM LẠC VÀ NGƯỜI LẠC VIÊT: SAI LẦM CƠ BẢN CỦA GS ĐÀO DUY ANH

Phan Duy Kha
P1070295Việc coi con chim Lạc gắn liền với hiện tượng di cư của người Lạc Việt từ phương Bắc đến miền Bắc nước ta để giải thích nguồn gốc người Việt cổ là điểm mấu chốt trong giả thuyết của Giáo sư Đào Duy Anh (GS ĐDA). Vậy tại sao lại có con chim Lạc, chim Lạc là chim gì?
1- Tại sao lại có tên là chim Lạc?
Trong lịch sử thành văn của nước ta cũng như trong kho tàng thư tịch cổ Trung Hoa, chúng ta không hề gặp một chữ nào ghi về con chim Lạc. Năm 1902, trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống đồng đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc nước ta. Trên chiếc trống đồng đó có hình khắc rất nhiều con chim ở tư thế bay và đậu.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

THƠ VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

Nguyễn Du (1765- 1820) là Đại thi hào dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn chương bất hủ của mọi thời đại. Cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều qua thể hiện tài tình của Nguyễn Du đã làm rơi bao nước mắt của lớp lớp thế hệ người Việt. Thơ viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều xưa nay rất nhiều, nếu sưu tập lại sẽ thành một cuốn sách dày. Ở đây chỉ chọn một số bài tiêu biểu. Có thể mỗi người có sự lựa chọn khác nhau. Đây chỉ là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân.
Trong một số bài thơ có tả phần mộ Nguyễn Du “sè sè nắm đất bên đường” như mộ Đạm Tiên. Đó là do các tác giả đến thăm khi khu mộ chưa được tôn tạo. Chính tôi (PDK) cũng đã từng đến thăm mộ Nguyễn Du vào năm 1963 và thấy cảnh hiện ra trước mắt đúng như vậy (xin xem “Một chuyến tham quan đặc biệt” ). Lăng mộ Nguyễn Du mới được tôn tạo vào năm 1989 .
Sau đây là một số bài thơ về Nguyễn Du và Truyện Kiều do Phan Duy Kha sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu .

NHỮNG BÀI THƠ CA NGỢI VỊNH HẠ LONG

NHỮNG BÀI THƠ CA NGỢI VỊNH HẠ LONG
Xin mời bạn đọc một số bài thơ xưa nay ca ngợi Hạ Long. Có những bài thơ xuất hiện từ thời Trần, cách đây hơn 7 thế kỷ, cũng có những bài mới xuất hiện gần đây. Xin được sắp xếp theo thứ tự thời gian . Cũng cần phải công bằng mà nói rằng, vịnh Hạ Long của chúng ta quá đẹp. Những bài thơ, dù là của những Nhà thơ lớn, cũng chưa nêu được cái thần của vẻ đẹp đó. Dường như ngôn ngữ bất lực trước vẻ đẹp mê hồn đến sửng sốt của vịnh Hạ Long. Đành phải chờ các thiên tài của thế hệ mai sau vậy.
PDK
***
Trần Thánh Tông (1240 – 1290)
HÀNH YÊN BANG PHỦ
Triêu du phù vân kiệu
Mộ túc minh nguyệt loan
Hốt nhiên đắc giai thú
Vạn tượng sinh hào đoan.