Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

VÀI KỶ NIỆM VỚI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH ĐOÀN CÔNG TÍNH

Vài kỷ niệm với Nghệ sĩ Nhiếp ảnh ĐOÀN CÔNG TÍNH



Tết 1973 là cái Tết Hoà bình đầu tiên sau Hiệp định Pa ri. Sau bao năm xa nhà vì bom đạn địch đánh phá, tôi được về quê ăn Tết. Sáng ngày mồng 4, tôi lên đường ra Vinh để mua vé tàu ra Hà Nội. Trên chuyến tàu năm đó, tôi tình cờ và may mắn được gặp và làm quen với hai người bạn đường đặc biệt. Đó là hai nhà báo quân đội:  Đoàn Công Tính và Khương Thế Hưng.
    Anh Khương Thế Hưng, người Quảng Nam là con trai đầu của nhà thơ Khương Hữu Dụng. Anh người tầm thước, da bánh mật, khi nói miệng cười rất có duyên. Năm đó anh đã gần 40 tuổi nhưng chưa xây dựng gia đình. Cuộc đời anh Hưng là những trang huyền thoại. Anh rất đa tài. Trong kháng chiến chống Pháp, anh chiến đấu ở chiến trường cực nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

GẶP MẶT CỰU SINH VIÊN LỚP TRẮC LƯỢNG 64

GẶP MẶT CỰU SINH VIÊN LỚP TRẮC LƯỢNG 64, KỶ NIÊM 50 NĂM NGÀY TỰU TRƯỜNG (1964 – 2014)
(Bài này viết tặng các bạn đồng học của tôi)


P1080152

Phan Duy Kha 
Ngày 14-9-2014, tai Nhà hàng HS.3 Khách sạn Kim Liên, số 7 Đào Duy Anh, Hà Nội, các cựu sinh viên lớp Trắc lượng 64 đã tổ chức Họp mặt nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường.
Nhớ lại, cách đây tròn 50 năm, chúng tôi háo hức nhận được giấy báo nhập học của Khoa Mỏ Địa chất, Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội. Khóa của chúng tôi là khóa chiêu sinh thứ 9 của Trường , thường được gọi là K9 .
Ngày 5.8.1964, có một sự kiện lịch sử đặc biệt: Máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời miền Bắc, mở đầu cho giai đoạn chiến tranh đánh phá ác liệt. Chúng tôi nhập học ngay sau những ngày đặc biệt này . Từ những ngày cuối tháng 8, anh em đã tề tựu đông đủ. Cả lớp có 33 anh chị em. Có một số đã từng là cán bộ, bộ đội được cử đi học như anh Bậc, anh Trực, anh Liêm, chị Phú, anh Giai (anh Giai nhập học được mấy ngày thì nghỉ học, trở về đơn vị). Số đông còn lại là học sinh phổ thông lên, sàn sàn tuổi nhau. Sau này, trong quá trình học tập, một số anh em học được một hai năm, do yêu cầu đào tạo, lại được chuyển đi học trường khác, ngành khác (Khâm, Tu, Chương, Võ …), nên cuối cùng chỉ còn 28 anh chị em.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

TÔI ĐÃ TỪNG NUÔI MỘNG VĂN CHƯƠNG

 

 Tuổi trẻ ai mà chẳng có ước mơ. Thuở 18- 20, tôi đã từng mơ ước trở thành Nhà văn, Nhà thơ, và đã từng cố gắng để thực hiện ước mơ cháy bỏng đó. Văn chương đã từng làm tôi đam mê, mất ăn, mất ngủ. Đó là mối tình đầu của tôi, là cô gái kiều diễm mà tôi say mê nhưng không chinh phục được, và đã để lại trong tôi một dư vị đẹp cho đến suốt đời.
Bài thơ đầu tiên của tôi được đăng trên báo Quân đội nhân dân là bài “Tuổi 20 trên đường chiến thắng” số ra ngày 1- 9- 1965 (số đặc biệt mừng ngày Quốc khánh 2 -9, vì ngày 2- 9 báo nghỉ) .Bài thơ được đăng trang trọng bằng chữ đậm, lại có đóng khung rất nổi bật. Bài thơ nói về tuổi 20 của đời người nhưng cũng là tuổi 20 của nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà, nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày Quốc
khánh.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

BẠN BÈ MỘT THUỞ

Chúng tôi vào trường, được học ở Hà Nội một năm, từ tháng 9.1964  đến tháng 10.1965. Hồi ấy cả lớp được bố trí ở chung trong một phòng đầu cùng khu ký túc xá lợp lá của trường Đại học Bách khoa. Trường Bách khoa hồi đó có 5 khoa: Mỏ, Hóa, Cơ, Điện và Xây dựng. Các khoa khác đều ở nhà tầng, chỉ riêng khoa Mỏ là còn ở nhà lá, khu nhà lá duy nhất của Bách khoa. Các bạn nữ được giành một khu nhà riêng, là nhà C3. Lớp có 25 nam thì 5 anh có gia đình ở Hà Nội, được ở ngoại trú. Nhà ký túc xá bố trí 10 giường tầng ở xung quanh, giữa là một dãy bàn dài để ngồi học. Các bạn ngoại trú ban ngày cũng vào học chung với anh em nội trú. Hồi ấy lịch học tập, sinh hoạt nghiêm túc lắm.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

NHỮNG THẦY GIÁO LÀM THƠ Ở TRƯỜNG CẤP 3 TRẦN PHÚ

Những thầy giáo làm thơ ở Trường cấp 3 Trần Phú




Tôi theo học trường cấp 3 Trần Phú huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, niên khóa 1961-1964. Thuở ấy cả tỉnh Hà Tĩnh chỉ có hai trường cấp 3. Trường cấp 3 Trần Phú ở Đức Thọ và trường cấp 3 Phan Đình Phùng ở thị xã Hà Tĩnh. Học sinh các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn được học ở trường cấp 3 Trần Phú.
Trường mới thành lập, giáo viên đa phần tốt nghiệp từ trường Đại học sư phạm Vinh mới ra trường. Học trò 16-17 tuổi, giáo viên 20- 21 tuổi, phần lớn chưa xây dựng gia đình. Thầy trò rất chan hòa, đồng cảm. Trường nằm gần sông La, một con sông rất

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG

P1040497 
Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm Trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470), hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ. Ngọc phả gồm 21 tờ tức 42 trang chữ Hán, tổng cộng gần 10.000 (1 vạn) chữ. Xưa nay, chưa thấy ai dịch trọn vẹn. Thường thì người ta dịch từng đoạn, ai cần đoạn nào phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình thì dịch đoạn ấy. Bằng sự kiên trì và gắng sức của tuổi gìa, sau hơn nửa tháng (từ 9.11 đến 25.12.2011) GS Ngô Đức Thọ đã hoàn thành trọn vẹn bản dịch, chỉ với một mục đích cao cả là cung cấp cho các nhà

MỘT CHUYẾN THAM QUAN ĐẶC BIỆT

Một chuyến tham quan đặc biệt




Cuối niên học 1962 – 1963, lúc đó tôi đang theo học lớp 9 ( tương đương lớp 11 ngày nay) trường phổ thông cấp 3 Trần Phú, huyện Đức Thọ  ( Hà Tĩnh). Nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan quê Bác và quê  hương Nguyễn Du. Hồi đó, phương tiện giao thông đi lại khó khăn. Chúng tôi , những học sinh cấp 3, con em của quê hương Bác, nhưng chưa ai được về thăm ngôi nhà của Bác. Là đồng hương với Đại thi hào Nguyễn Du nhưng cũng chưa ai được về thăm quê hương của Người. Bây giờ, được nhà trường tổ chức cho đi tham quan quê hương của các bậc danh nhân, chúng tôi vô cùng hào hứng, dù là phải đi bộ giữa mùa hè nắng gắt.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

NÚI CÀI, NGỌN NÚI CỦA TUỔI THƠ TÔI

P1070067

Núi Cài là một ngọn núi nhỏ nhô lên giữa đồng bằng. Trong bản đồ Quốc gia tỷ lệ 1: 25.000 ghi độ cao là 159 mét. Đây là ngọn núi nằm ở huyện Can Lộc quê tôi, thuộc địa phận các xã Thanh Lộc, Yên Lộc, Trường Lộc, Song Lộc.
Là một ngọn núi nhỏ, nhưng núi Cài lại có nhiều tên chữ: Sạc Sơn, Nhạc Thốc, Nhạc Sạc, Nhạc Trác…Sách “ Nghệ An ký” của Bùi Dương Lịch mô tả : “…Mạch núi từ núi Bụt chảy xuống đến đây thì nổi lên. Hình ngọn núi tuyệt đẹp trông như dáng một ông lớn nghiêm trang. Các sông Cày, Nhe, Ninh, Hoàng lượn quanh phía đông và phía tây…”. Nếu Bùi Dương Lịch coi núi có dáng “ một ông lớn ngồi nghiêm trang” thì các nhà sử học thời Nguyễn lại coi núi Cài như dáng một con chim xòe cánh. “ Núi Nhạc Trác cách huyện lỵ Can Lộc 11 dặm về phía tây, hình như con chim xoè cánh nên có tên như thế” ( Đại Nam nhất thống chí).Cũng có sách ghi tên núi là Phượng Sơn, Phượng Lĩnh. Trong “ Mai đình mộng ký” Nguyễn Huy Hổ khi nhớ về quê nhà, có viết: “ Phúc Giang, Phượng Lĩnh là nơi quê nhà”. Con chim xoè cánh đó chính là con chim Phượng Hoàng ( Phượng Sơn, Phượng Lĩnh: Núi Phượng Hoàng).

HỌ PHAN CỦA TÔI

Họ Phan của tôi




Họ Phan có ở rất nhiều vùng trong nước. Đã có một cuốn sách Họ Phan trong cộng đồng dân tộc Việt Nam do tác giả Phan Tương chủ biên (Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 1997) . Ở đây , tôi chỉ đề cập đến một chi họ Phan nhỏ của tôi, ở miền quê Song Lộc , Can Lộc, Hà Tĩnh.

Phần mở đầu cuốn Gia Phả họ Phan, do cha tôi dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ có một đoạn như sau:
“Bản gia phổ này tôi lược sao di tích của Tổ tiên, cố, cao và ông cha để lại bằng chữ quốc ngữ để mai sau con cháu nghiên cứu tìm hiểu sự tích của Tổ tiên , ông cha trong họ và chi ta. Tôi viết  sao ra đây, theo bản chữ Hán của thời Cố Tốn và Cố Hàn để lại thì Tổ tiên ta trước đây ở xã Phan Xá huyện Nghi Xuân. Tiên tổ khảo tiền bản tổng Tổng Chánh di cư đến xã Nguyệt Ao thôn Nguyễn Xá, xóm Quỳnh Côi lập cơ nghiệp.