Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

PHÓNG VIÊN BÁO VIETNAM NEWS PHỎNG VẤN PHAN DUY KHA

Phóng viên báo Việt Nam News phỏng vấn Phan Duy Kha

Map maker helps piece together history

 
Phan Duy Kha was trained as a cartographer, but his true passion is for history and he is now regarded as a popular historian. Kha talked with Trung Hieu about his life’s passion.
Historian Phan Duy Kha, born in 1946, graduated from the Mining-Geology Faculty of the Ha Noi University of Technology in 1968. He has written many history books and helped find solutions to many historical controversies that continue to puzzle researchers.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

LỜI TỰA CUỐN "NHÌN VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG"


  

 Thời đại Hùng Vương, buổi bình minh của lịch sử dân tộc ta! Thuở ấy vua tôi cùng cày ruông, tắm sông, phong tục thuần hậu, chất phác với 18 đời cha truyền con nối.
 ” Hiên ngang thay, Phù Đổng diệt thù
Dũng cảm thay Sơn Tinh trị thuỷ!
Đẹp thay Chử Đồng Tử !Tình yêu như ngọc sáng gương trong.
 Giỏi thay Mai An Tiêm ! Lao động như dời non lấp biển.
 Vẻ vang 18 vương triều
 Rực rỡ một thời thịnh trị

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

THƠ VỀ XỨ NGHỆ


P1040211

Nói đến xứ Nghệ là nói đến hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Suốt chiều dài lịch sử, hai tỉnh vẫn là một, gọi là trấn Nghệ An. Mãi đến năm 1831 Hoàng đế Minh Mạng mới tách vùng đất phía nam xứ này thành lập một đơn vị hành chính riêng, gọi là đạo Hà Tĩnh (đạo nhỏ hơn trấn và vẫn trực thuộc trấn Nghệ An)
Xứ Nghệ nằm trong dải đất hẹp miền Trung, sách vở thường gọi vùng này là “ chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Cách ví von đã gợi lên sự mệt nhọc rồi. Nhưng đây lại chính là nơi địa linh nhân kiệt. Vùng đất này đặc biệt lắm. Mời bạn đọc những trải lòng của những nhà thơ xứ Nghệ, bạn sẽ hiểu hơn và yêu hơn mảnh đất và con người nơi đây.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

VỚI MAI HỒNG NIÊN VÀ "QUÊ MÌNH XỨ NGHỆ"

 P1070607 

Tôi biết Mai Hồng Niên (MHN) đã lâu, đọc thơ anh cũng đã nhiều. Tôi cũng đã từng chọn đăng thơ anh trên trang mạng của mình từ mấy năm  trước . Ấy thế nhưng, thực sự làm quen với anh thì chỉ mới gần đây thôi. Đấy là vào hôm cả hai cùng đến dự buổi Tọa đàm giới thiệu cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” của Hồ Sỹ Hậu tại trụ sở Nhà xuất bản Hội nhà văn. Chuyện đó tôi đã kể lại trong bài “Đọc Nhân thế tình tang của Mai Hồng Niên”, ở đây không nhắc lại nữa.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

KỶ NIỆM NƯỚC LÀO

        

 Anh bạn Lào đầu tiên mà tôi làm quen là một cán bộ kỹ thuật trung cấp xây dựng. Dạo đó là những năm 1975- 1976, Việt Nam và Lào đều đã giành được độc lập, thống nhất, đang trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau một thời gian dài chiến tranh tàn phá nặng nề. Anh bạn Lào được Sở Công nghiệp phân công cộng tác cùng chúng tôi trong việc xây dựng kho vật tư và xăng dầu, phục vụ cho khu vực Bắc Lào. Anh nói tiếng Việt khá sõi. Một lần, nhân cùng ngồi trên ô tô đi nghiên cứu thực địa , tôi hỏi anh:
    – Này bạn, bạn tên gì nhỉ?
    Anh trả lời:
    –  Mình tên là Minh, Nguyễn Văn Minh.
    Hết sức ngạc mhiên , tôi lại hỏi tiếp:
     – Thế bạn thuộc dân tộc gì?
     – Mình là người Kinh.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

SỰ TÍCH VỀ CHIẾC XE ĐẠP CỦA NHÀ VĂN PHÙNG QUÁN

images

Mấy hôm nay đọc một số tác phẩm có nhắc đến nguồn gốc chiếc xe đạp của nhà văn Phùng Quán. Đó là các tác phẩm Ký ức vụnChuyên đời vớ vẩn của Nhà văn Nguyễn Quang Lập và Chuyện Phùng Quán đăng tải trên trang mạng của nhà thơ Ngô Minh.
Đây là một đoạn trong bài Sự tích chiếc xe trâu của Phùng Quán : “Đến chơi nhà Trần Dần, anh thấy có tờ họa báo Phụ nữ Liên Xô, vừa lật được vài trang thấy thông báo về thể lệ cuộc thi viết về Lê Nin. Ngó xuống phần giải thưởng , giải khuyến khích là đồng hồ báo thức, bút máy và một vài thứ khác. Lập tức anh về nhà viết ngay, quyết giành cho được cái giải khuyến khích. Chừng hai ngày anh viết xong cái truyện Như con cò vàng trong cổ tích. Tất nhiên anh không lấy tên thật.

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

TẠP CHÍ TGTT GIỚI THIỆU SÁCH "TRẢI NGHIỆM ĐỜI NGƯỜI"

Tạp chí Thế giới trong ta giới thiệu sách “TRẢI NGHIỆM ĐỜI NGƯỜI” của Phan Duy Kha

     

Bạn đọc gắn bó với TGTT từ lâu chắc không quên được khoảng thời gian từ 1995- 2003, xuất hiện rất nhiều bài viết của Phan Duy Kha về đề tài tâm lý xã hội như: Dại và khôn; Tản mạn về khen và chê; Rủi may và số phận; Tản mạn về giàu và nghèo; Lòng vả cũng như lòng sung; Lòng tham và tham nhũng; Con gà tức nhau tiếng gáyv.v. . .Có một điều đặc biệt là những bài viết đó của Phan Duy Kha đều được bạn đọc bình chọn là bài ưa thích nhất. Điều đó cho thấy rằng , bạn đọc TGTT rất quan tâm đến những bài viết của Phan Duy Kha và rất đồng tình với những vấn đề mà anh đặt ra.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

LỜI BẠT CỦA TS ĐINH CÔNG VĨ VIẾT CHO CUỐN "TỪ ĐIỆN KÍNH THIÊN TRIỀU LÊ..."

 

 Nhà nghiên cứu lịch sử Phan Duy Kha nguyên là một kỹ sư đo vẽ bản đồ. Nhưng như  ông đã tâm sự với nhà báo Nhật Minh: “Từ nhỏ tôi đã yêu thích lịch sử. Cứ một vài tuần tôi lại vào thư viện mượn sách, mà toàn là sách lịch sử. Sau này, là dân trắc địa công trình, đi đâu tôi cũng mang sách theo: Sử của ta, sử của các tác giả nước ngoài viết về ta. . .”. Đến khi về hưu, Phan Duy Kha chỉ còn một việc duy nhất là nghiên cứu lịch sử: Chính sử và dã sử. Điều đó khiến ta không thể phân biệt được, lịch sử là nghề tay trái hay tay phải của ông? Và từ tất cả các nguồn tài liệu lịch sử phong phú, ông tự rút ra kết luận cho mình.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

GIỚI THIỆU CUỐN "LỊCH SỬ VÀ SỰ NGỘ NHẬN" CỦA PHAN DUY KHA


      

Lịch sử và sự ngộ nhận là cuốn sách tâm huyết nhất của tôi. Đây là tập hợp những bài báo đã được đăng trên các báo, tạp chí như: Thế giới mới, Thế giới trong ta, Khoa học & Đời sống, An ninh thế giới, Xưa & Nay. . . trong khoảng thời gian 10 năm từ 1997- 2007, được Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Trung tâm văn hóa Tràng An xuất bản năm 2008. Sách được chia làm ba phần:
Phần thứ nhất: Văn hóa cội nguồn
Phần thứ hai: Lịch sử và sự ngộ nhận
Phần thứ ba : Thăng Long, Kinh đô ngàn năm tuổi
Sách có mặt trong hầu hết các thư viện lớn trong nước và một số thư viện nước ngoài như Thư viện Quốc gia Australia, thư viện Open Library, Thư viện Quốc hội Mỹ .

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

ĐỌC "NHÂN THẾ TÌNH TANG" CỦA MAI HỒNG NIÊN

Đọc “Nhân thế tình tang” của Mai Hồng Niên

P1070085

Nhà thơ Mai Hồng Niên là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Anh và tôi vốn cùng quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Nay do tách một số xã để  lập huyện mới mà xã Tân Lộc quê anh sáp nhập với một số xã khác thành huyện mới Lộc Hà. Thế nhưng, với Mai Hồng Niên, vẫn chỉ  có Can Lộc . Các tập thơ  của anh đều ghi quê quán là Tân Lộc, Can Lộc, mặc dầu huyện Lộc Hà được thành lập từ 2007, đến nay đã được 6 năm. Bởi theo anh, Lộc Hà chẳng qua là do con cháu một ông quan to muốn được giữ chức Phó Chủ tịch huyện nên mới đẻ ra huyện mới Lộc Hà, gây ra biết bao khốn khổ phiền lụy cho người dân.

HỒ SỸ HẬU VÀ TIỂU THUYẾT "DÒNG SÔNG MANG LỬA"

Hồ Sỹ Hậu và tiểu thuyết Dòng sông mang lửa


P1060611

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, bộ đội xăng dầu đã lập công xuất sắc, từ tháng 8.1968 đến tháng 12.1974 các đồng chí đã xây dựng, bảo vệ, vận hành thông suốt tuyến đường ống xăng dầu dài 5.000 km và hệ thống kho xăng dầu gần 3 vạn tấn được lắp đặt từ biên giới phía bắc Tổ quốc, xuyên dọc Trường Sơn vào đến Bù Gia Mập tỉnh Phước Long, miền Đông Nam Bộ.
Trích lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hà Nội, ngày 20.12.2001

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

VÀI CẢM NHẬN VỀ GS NGÔ ĐỨC THỌ



Giáo sư Ngô Đức Thọ là chuyên gia Hán Nôm.
Ông là người đồng hương với tôi. Đồng hương đến “cấp” huyện (cùng quê Can Lộc, Hà Tĩnh). Là đồng hương, lại cùng nghiên cứu, viết sách báo về mảng đề tài Lịch sử nhưng tôi chỉ mới biết ông qua các tác phẩm của ông, chứ chưa hề được gặp mặt.
Mãi đến lần chúng tôi được ông Nguyễn An Kiều mời về dự lễ giỗ lần thứ 372 Hoàng giáp – Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu (ngày 2.7.2011) tôi mới được gặp ông. Ngay lần ấy, tuy là đồng hương, lại cùng trong một chuyến đi, nhưng tôi cũng không bắt chuyện làm quen với ông. Tính tôi vốn thế. Rất ít khi “mở rộng quan hệ ngoại giao”. Chỉ biêt việc mình mình làm. Trong công việc viết sách, viết báo về đề tài lịch sử, không có gì quý bằng độc lập suy nghĩ, phát biểu quan điểm của mình, không bị ảnh hưởng của ai cả.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

VÀI KỶ NIỆM VỚI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH ĐOÀN CÔNG TÍNH

Vài kỷ niệm với Nghệ sĩ Nhiếp ảnh ĐOÀN CÔNG TÍNH



Tết 1973 là cái Tết Hoà bình đầu tiên sau Hiệp định Pa ri. Sau bao năm xa nhà vì bom đạn địch đánh phá, tôi được về quê ăn Tết. Sáng ngày mồng 4, tôi lên đường ra Vinh để mua vé tàu ra Hà Nội. Trên chuyến tàu năm đó, tôi tình cờ và may mắn được gặp và làm quen với hai người bạn đường đặc biệt. Đó là hai nhà báo quân đội:  Đoàn Công Tính và Khương Thế Hưng.
    Anh Khương Thế Hưng, người Quảng Nam là con trai đầu của nhà thơ Khương Hữu Dụng. Anh người tầm thước, da bánh mật, khi nói miệng cười rất có duyên. Năm đó anh đã gần 40 tuổi nhưng chưa xây dựng gia đình. Cuộc đời anh Hưng là những trang huyền thoại. Anh rất đa tài. Trong kháng chiến chống Pháp, anh chiến đấu ở chiến trường cực nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

GẶP MẶT CỰU SINH VIÊN LỚP TRẮC LƯỢNG 64

GẶP MẶT CỰU SINH VIÊN LỚP TRẮC LƯỢNG 64, KỶ NIÊM 50 NĂM NGÀY TỰU TRƯỜNG (1964 – 2014)
(Bài này viết tặng các bạn đồng học của tôi)


P1080152

Phan Duy Kha 
Ngày 14-9-2014, tai Nhà hàng HS.3 Khách sạn Kim Liên, số 7 Đào Duy Anh, Hà Nội, các cựu sinh viên lớp Trắc lượng 64 đã tổ chức Họp mặt nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường.
Nhớ lại, cách đây tròn 50 năm, chúng tôi háo hức nhận được giấy báo nhập học của Khoa Mỏ Địa chất, Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội. Khóa của chúng tôi là khóa chiêu sinh thứ 9 của Trường , thường được gọi là K9 .
Ngày 5.8.1964, có một sự kiện lịch sử đặc biệt: Máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời miền Bắc, mở đầu cho giai đoạn chiến tranh đánh phá ác liệt. Chúng tôi nhập học ngay sau những ngày đặc biệt này . Từ những ngày cuối tháng 8, anh em đã tề tựu đông đủ. Cả lớp có 33 anh chị em. Có một số đã từng là cán bộ, bộ đội được cử đi học như anh Bậc, anh Trực, anh Liêm, chị Phú, anh Giai (anh Giai nhập học được mấy ngày thì nghỉ học, trở về đơn vị). Số đông còn lại là học sinh phổ thông lên, sàn sàn tuổi nhau. Sau này, trong quá trình học tập, một số anh em học được một hai năm, do yêu cầu đào tạo, lại được chuyển đi học trường khác, ngành khác (Khâm, Tu, Chương, Võ …), nên cuối cùng chỉ còn 28 anh chị em.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

TÔI ĐÃ TỪNG NUÔI MỘNG VĂN CHƯƠNG

 

 Tuổi trẻ ai mà chẳng có ước mơ. Thuở 18- 20, tôi đã từng mơ ước trở thành Nhà văn, Nhà thơ, và đã từng cố gắng để thực hiện ước mơ cháy bỏng đó. Văn chương đã từng làm tôi đam mê, mất ăn, mất ngủ. Đó là mối tình đầu của tôi, là cô gái kiều diễm mà tôi say mê nhưng không chinh phục được, và đã để lại trong tôi một dư vị đẹp cho đến suốt đời.
Bài thơ đầu tiên của tôi được đăng trên báo Quân đội nhân dân là bài “Tuổi 20 trên đường chiến thắng” số ra ngày 1- 9- 1965 (số đặc biệt mừng ngày Quốc khánh 2 -9, vì ngày 2- 9 báo nghỉ) .Bài thơ được đăng trang trọng bằng chữ đậm, lại có đóng khung rất nổi bật. Bài thơ nói về tuổi 20 của đời người nhưng cũng là tuổi 20 của nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà, nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày Quốc
khánh.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

BẠN BÈ MỘT THUỞ

Chúng tôi vào trường, được học ở Hà Nội một năm, từ tháng 9.1964  đến tháng 10.1965. Hồi ấy cả lớp được bố trí ở chung trong một phòng đầu cùng khu ký túc xá lợp lá của trường Đại học Bách khoa. Trường Bách khoa hồi đó có 5 khoa: Mỏ, Hóa, Cơ, Điện và Xây dựng. Các khoa khác đều ở nhà tầng, chỉ riêng khoa Mỏ là còn ở nhà lá, khu nhà lá duy nhất của Bách khoa. Các bạn nữ được giành một khu nhà riêng, là nhà C3. Lớp có 25 nam thì 5 anh có gia đình ở Hà Nội, được ở ngoại trú. Nhà ký túc xá bố trí 10 giường tầng ở xung quanh, giữa là một dãy bàn dài để ngồi học. Các bạn ngoại trú ban ngày cũng vào học chung với anh em nội trú. Hồi ấy lịch học tập, sinh hoạt nghiêm túc lắm.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

NHỮNG THẦY GIÁO LÀM THƠ Ở TRƯỜNG CẤP 3 TRẦN PHÚ

Những thầy giáo làm thơ ở Trường cấp 3 Trần Phú




Tôi theo học trường cấp 3 Trần Phú huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, niên khóa 1961-1964. Thuở ấy cả tỉnh Hà Tĩnh chỉ có hai trường cấp 3. Trường cấp 3 Trần Phú ở Đức Thọ và trường cấp 3 Phan Đình Phùng ở thị xã Hà Tĩnh. Học sinh các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn được học ở trường cấp 3 Trần Phú.
Trường mới thành lập, giáo viên đa phần tốt nghiệp từ trường Đại học sư phạm Vinh mới ra trường. Học trò 16-17 tuổi, giáo viên 20- 21 tuổi, phần lớn chưa xây dựng gia đình. Thầy trò rất chan hòa, đồng cảm. Trường nằm gần sông La, một con sông rất

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG

P1040497 
Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm Trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470), hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ. Ngọc phả gồm 21 tờ tức 42 trang chữ Hán, tổng cộng gần 10.000 (1 vạn) chữ. Xưa nay, chưa thấy ai dịch trọn vẹn. Thường thì người ta dịch từng đoạn, ai cần đoạn nào phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình thì dịch đoạn ấy. Bằng sự kiên trì và gắng sức của tuổi gìa, sau hơn nửa tháng (từ 9.11 đến 25.12.2011) GS Ngô Đức Thọ đã hoàn thành trọn vẹn bản dịch, chỉ với một mục đích cao cả là cung cấp cho các nhà

MỘT CHUYẾN THAM QUAN ĐẶC BIỆT

Một chuyến tham quan đặc biệt




Cuối niên học 1962 – 1963, lúc đó tôi đang theo học lớp 9 ( tương đương lớp 11 ngày nay) trường phổ thông cấp 3 Trần Phú, huyện Đức Thọ  ( Hà Tĩnh). Nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan quê Bác và quê  hương Nguyễn Du. Hồi đó, phương tiện giao thông đi lại khó khăn. Chúng tôi , những học sinh cấp 3, con em của quê hương Bác, nhưng chưa ai được về thăm ngôi nhà của Bác. Là đồng hương với Đại thi hào Nguyễn Du nhưng cũng chưa ai được về thăm quê hương của Người. Bây giờ, được nhà trường tổ chức cho đi tham quan quê hương của các bậc danh nhân, chúng tôi vô cùng hào hứng, dù là phải đi bộ giữa mùa hè nắng gắt.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

NÚI CÀI, NGỌN NÚI CỦA TUỔI THƠ TÔI

P1070067

Núi Cài là một ngọn núi nhỏ nhô lên giữa đồng bằng. Trong bản đồ Quốc gia tỷ lệ 1: 25.000 ghi độ cao là 159 mét. Đây là ngọn núi nằm ở huyện Can Lộc quê tôi, thuộc địa phận các xã Thanh Lộc, Yên Lộc, Trường Lộc, Song Lộc.
Là một ngọn núi nhỏ, nhưng núi Cài lại có nhiều tên chữ: Sạc Sơn, Nhạc Thốc, Nhạc Sạc, Nhạc Trác…Sách “ Nghệ An ký” của Bùi Dương Lịch mô tả : “…Mạch núi từ núi Bụt chảy xuống đến đây thì nổi lên. Hình ngọn núi tuyệt đẹp trông như dáng một ông lớn nghiêm trang. Các sông Cày, Nhe, Ninh, Hoàng lượn quanh phía đông và phía tây…”. Nếu Bùi Dương Lịch coi núi có dáng “ một ông lớn ngồi nghiêm trang” thì các nhà sử học thời Nguyễn lại coi núi Cài như dáng một con chim xòe cánh. “ Núi Nhạc Trác cách huyện lỵ Can Lộc 11 dặm về phía tây, hình như con chim xoè cánh nên có tên như thế” ( Đại Nam nhất thống chí).Cũng có sách ghi tên núi là Phượng Sơn, Phượng Lĩnh. Trong “ Mai đình mộng ký” Nguyễn Huy Hổ khi nhớ về quê nhà, có viết: “ Phúc Giang, Phượng Lĩnh là nơi quê nhà”. Con chim xoè cánh đó chính là con chim Phượng Hoàng ( Phượng Sơn, Phượng Lĩnh: Núi Phượng Hoàng).

HỌ PHAN CỦA TÔI

Họ Phan của tôi




Họ Phan có ở rất nhiều vùng trong nước. Đã có một cuốn sách Họ Phan trong cộng đồng dân tộc Việt Nam do tác giả Phan Tương chủ biên (Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 1997) . Ở đây , tôi chỉ đề cập đến một chi họ Phan nhỏ của tôi, ở miền quê Song Lộc , Can Lộc, Hà Tĩnh.

Phần mở đầu cuốn Gia Phả họ Phan, do cha tôi dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ có một đoạn như sau:
“Bản gia phổ này tôi lược sao di tích của Tổ tiên, cố, cao và ông cha để lại bằng chữ quốc ngữ để mai sau con cháu nghiên cứu tìm hiểu sự tích của Tổ tiên , ông cha trong họ và chi ta. Tôi viết  sao ra đây, theo bản chữ Hán của thời Cố Tốn và Cố Hàn để lại thì Tổ tiên ta trước đây ở xã Phan Xá huyện Nghi Xuân. Tiên tổ khảo tiền bản tổng Tổng Chánh di cư đến xã Nguyệt Ao thôn Nguyễn Xá, xóm Quỳnh Côi lập cơ nghiệp.