Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

GIẢI MÃ CUỘC HANH BINH THẦN TỐC CỦA QUANG TRUNG



tranh-ve-vua-quang-trungGIẢI MÃ CUỘC HÀNH BINH THẦN TỐC CỦA QUANG TRUNG
Theo Lê Triều dã sử thì khi tiến quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ ba người một tốp, thay phiên võng (cáng) nhau đi, thành ra quân trẩy liên miên không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ, do đó quân Tây Sơn hành quân cực kỳ thần tốc.
Nhiều người tin rằng đã có một cách hành binh đặc biệt như thế thật. Tức là cứ hai người võng (cáng) một người, thay phiên nhau mà đi, nên suốt dọc đường ra Bắc lúc nào cũng hành quân liên tục và lúc nào cũng có người được nằm võng nghỉ cho lại sức.
Nhưng cũng có nhiều người tỏ ra nghi ngờ cách hành binh này. Bởi vì mỗi người lính ra trận, ngoài binh khí bắt buộc phải mang theo (giáo mác, hỏa hổ…), người lính còn phải mang áo quần, tư trang, gạo nước (gọi chung là quân trang, quân dụng, quân lương) cho nên trên vai mỗi người ít nhất cũng phải 20-30 kg. Rồi lại còn phải trèo đèo lội suối nữa, vậy thì còn sức đâu mà cáng người. Không khéo vì phải cáng nhau mà làm chậm tốc độ hành quân, chứ nhanh hơn làm sao được. Mà người nằm trên cáng cũng chẳng cảm thấy thoải mái gì, thà đi bộ còn dễ chịu hơn? Trong tác phẩm nghiên cứu “Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ”, các tác giả Nguyễn Lương Bích -Phạm Ngọc Phụng đã phân tích rất có lý: “Có tài liệu như Lê Triều dã sử nói rằng, trong cuộc tiến quân từ Phú Xuân ra Bắc lần này, để hành binh nhanh chóng, Nguyễn Huệ đã cho quân dùng cáng, ba người một tốp thay phiên cáng nhau, khiến mọi người đều đi nhanh mà không bị mỏi”. Sự việc này không chắc có thật. Bởi vì cáng nhau mà đi thì không thể đi nhanh được bằng đi bộ rảo cẳng, càng không thể đi nhanh đều đặn trong thời gian nhiều ngày liền. Cho nên, chúng tôi cho rằng việc cáng nhau mà đi chỉ là câu chuyện người đời sau viết sách tưởng tượng ra để giải thích tốc độ hành quân mau lẹ của quân Tây Sơn. Hoặc giả có những bộ phận quân đội dùng cáng chuyên chở quân trang, quân dụng, quân lương… để đem đi được nhiều nên nhân dân trông thấy, tưởng đoàn quân cáng nhau để hành quân nhanh. (Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, Nxb Quân đội Nhân dân, 2003, tr 246-247). Xin ghi thêm để bạn đọc tham khảo.

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

LẠM BÀN THẾ SỰ: TRUNG HOA, BẠN HAY THÙ ?

LẠM BÀN THẾ SỰ: TRUNG HOA, BẠN HAY THÙ ?
Trung Hoa là một quốc gia láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” của chúng ta. Anh bạn này có một thói xấu từ rất lâu đời là cá lớn nuốt cá bé, luôn luôn rình rập chờ cơ hội thuận lợi là thôn tính các nước láng giềng để biến thành quận huyện của họ. Lịch sử lâu dài của Trung Hoa là lịch sử chinh phục các nước láng giềng, mà họ gọi là “bình thiên hạ” (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Vì vậy, có rất nhiều tỉnh, nhiều vùng của Trung Quốc ngày nay vốn là các quốc gia cổ xưa: Tỉnh Tứ Xuyên vốn là đất nước Ba, nước Thục; Tỉnh Quý Châu vốn là nước Dạ Lang, tỉnh Vân Nam vốn là nước Đại Lý, Mãn Châu là đất Mãn Châu quốc, Tây Tạng, Tân Cương cũng là các quốc gia xưa, khu tự trị Nội Mông rộng lớn vốn là đất Mông Cổ. 
Việt Nam ta trước đây bị một ngàn năm Bắc Thuộc tức cũng là một quận huyện của họ. Họ cử các Thứ sử, Thái thú sang cai trị.Phải đến năm 938, với chiến thắng của Ngô Quyền, ta mới dành được độc lập thật sự. Nhưng cũng từ đó đến nay, họ chưa bao giờ từ bỏ dã tâm, từ bỏ tham vọng thôn tính nước ta. Ông cha ta ngày xưa, rất kiên cường, nhưng cũng rất khôn khéo, thậm chí cả nhẫn nhục (đánh thắng họ nhưng vẫn phải triều cống, giết Liễu Thăng phải đền “người vàng”), nhưng quyết không để mất chủ quyền thiêng liêng, mất một tấc đất nào cho họ.
Sống cạnh một anh láng giềng xấu bụng như vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử giữ nước, lịch sử bảo vệ đất đai. Dù có mất của (triều cống), nhưng quyết không để mất đất