Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

SỰ KIỆN ĐẠO PHẬT TRUYỀN SANG NƯỚC TA ĐƯỢC GHI CHÉP TRONG NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG

SỰ KIỆN ĐẠO PHẬT TRUYỀN SANG NƯỚC TA ĐƯỢC GHI CHÉP TRONG NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG.
Phan Duy Kha
Ngọc phả Hùng Vương hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ.
Tên đầy đủ là: Cổ Việt Hùng thị nhất thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyện ( Ngọc phả cổ truyền về 18 đời vua Thánh triều Hùng nước Việt cổ). Gồm 21 tờ, 42 trang chữ Hán tổng cộng gần 10.000 chữ.
Do Nguyễn Cố, Hàn lâm viện trực học sĩ phụng soạn năm Hồng Đức nguyên niên (1470), Hàn lâm thị độc Nguyễn Trọng trùng đính vào ngày tốt tháng 10 mùa đông năm Canh Tý, Hoằng Định nguyên niên (1600). Lễ phiên Lê Đình Hoan thừa sao (không ghi năm thừa sao). Bản sao lưu tại nhà quan lang phụ đạo con cháu Hùng Vương cha truyền con nối là dân tạo lệ xã Nghĩa Cương và là Giám thôn Trung Nghĩa.
Ngọc phả Hùng Vương từ xưa đến nay chưa ai dịch toàn bộ, mà chỉ dịch từng đoạn để sử dụng trong các bài viết. Gần đây, GS Ngô Đức Thọ, chuyên gia Hán Nôm mới dịch trọn vẹn . Văn bản GS Ngô Đức Thọ dùng để dịch là một bản của Viện nghiên cứu Hán Nôm, được sao chụp lại từ cuốn Ngọc phả trên.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

LỜI GIỚI THIỆU CỦA GS NGÔ ĐỨC THỌ VỀ VĂN BẢN VÀ BẢN DỊCH NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG

LỜI GIỚI THIỆU CỦA GS NGÔ ĐỨC THỌ VỀ VĂN BẢN VÀ BẢN DỊCH NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG
anhGSNDT 
Từ khoảng những năm 60 của thế ký trước, giới khoa học nước ta đã cố gắng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là về khảo cổ học để đưa những truyền thuyết về thời Hùng vương trở thành thời kỳ Hùng vương dựng nước.Tuy vậy, các tài liệu thư tịch cổ về thời kỳ này vốn đã rất hiếm mà chúng ta cũng chưa sưu tập công bố đầy đủ, ngay cả bản Hùng vương ngọc phả cũng chưa đựoc dịch toàn văn ( xem ý kiến nhận xét của Phan Duy Kha, trích dẫn ở đoạn sau ). Trong bài này tôi lần đầu tiên đã dịch toàn văn Hùng vương ngọc phả và Giới thiệu văn bản gốc Hùng vương ngọc phả hiện lưu ở Bảo tàng Hùng vương Phú Thọ.
I. THƯ GỬI PHAN DUY KHA

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

THƠ TỪ QUÊ TA: " NON NƯỚC LAM KIỀU"

THƠ TỪ QUÊ TA : “NON NƯỚC LAM KIỀU”
 P1040211

Đầu Xuân, ông bạn thơ  ở quê gửi ra cho tập thơ “Non nước Lam Kiều” của Câu lạc bộ Văn hóa Lam Kiều. Sách tự in. Lam Kiều là tên xã ngày xưa, thời Kháng chiến chống Pháp. Đến Hòa bình lập lại (1954) thì tách ra thành hai xã là Trường Lộc và Song Lộc. Trường Lộc xưa gọi là làng Trường Lưu, quê hương của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, Tiến sĩ Nguyễn Huy Quýnh, nhà thơ Nguyễn Huy Tự tác giả Truyện Hoa Tiên. Song Lộc là quê hương của Thám hoa Phan Kính thời Lê và nhà khoa học hạt nhân lừng danh Nguyễn Đình Tứ thời đại chúng ta. Tuy là hai xã khác nhau nhưng có rất nhiều gắn bó, nhất là về mặt văn hóa. Câu lạc bộ văn hóa Lam Kiều thành lập, lấy theo tên xã hồi còn chung nhau, các hội viên là những người yêu thơ văn của cả hai xã, không phân biệt xã nào.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

NGÀY RẰM THÁNG 7 VỀ QUÊ TẾ TỔ GIỖ HỌ

NGÀY RẰM THÁNG 7 VỀ QUÊ TẾ TỔ GIỖ HỌ
P1080687

Ngày Rằm tháng 7 ở Miền Bắc là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng cô hồn. Cúng cô hồn nghĩa  là không cúng một ai  cụ thể. Đó là những kẻ ăn mày ăn xin, chết chợ, chết đường, hằng năm không có ai cúng tế . Trong giáo lý Đạo Phật, ngày Rằm tháng 7 lại là ngày lễ Vu Lan  báo hiếu cha mẹ. Còn ở Miền Trung quê tôi thì lại khác. Ngày Rằm tháng 7 là ngày Tế Tổ giỗ họ, ngày tri ân Tổ tiên, gắn kết nguồn cội. Ngày ấy, dù con cháu làm ăn ở đâu cũng cố thu xếp mà về Tế Tổ.Lệ ấy đã có từ lâu lắm rồi.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

NHỮNG BÀI VIẾT LỊCH SỬ VÀ PHẢN BIỆN

486034642_8 

Tôi viết nhiều về đề tài Lịch sử.Các bài viết lại thường lật lại các vấn đề mà tôi cho là chưa thấu đáo. Vì vậy , người đồng tình cũng nhiều mà người phản đối cũng không hiếm. Người đời thường rất quan ngại khi đọc những ý kiến phản biện trái chiều với quan điểm của mình, chứ đừng nói đến chuyện đăng lại những ý kiến đó. Riêng tôi thì không ngại. Trang này dành để đăng lại những bài viết, những luận điểm mà các nhà nghiên cứu, các bạn đọc phản biện lại các bài viết, các công trình nghiên cứu của tôi. Tôi không có ý định tranh luận, trao đổi ở đây, vì như vậy sẽ trùng lặp lại ý của những bài viết của mình đã Pots trước đây. Nếu bạn quan tâm thì xem lại các bài viết của tôi đối với từng chủ đề mà tôi đã trích dẫn ở đầu mỗi bài viết…

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

ÔNG ĐỒ NGHỆ GIƯÃ LÒNG PHỐ CỔ

 ÔNG ĐỒ NGHỆ GIỮA LÒNG PHỐ CỔ
                                        Phan Duy Kha
Thân mến tặng nhà thơ Mai Hồng Niên
.
P1070607 
Mái tóc bạc phiêu bồng lãng tử
Anh lang thang “Đây đó Hồ Gươm”
Nửa thế kỷ sống giữa lòng phố cổ
Vẫn đậm đà chất Nghệ  quê hương.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

ĐÔI ĐIỀU TÂM SỰ VỚI BẠN ĐỌC VIỆT SỬ KÝ

Đôi điều tâm sự với bạn đọc VIỆT SỬ KÝ (Ba Sàm chép sử Việt)


    Phan Duy Kha
Có anh bạn mách cho tôi biết rằng, có một trang mạng đăng rất nhiều bài viết về lịch sử của tôi. Địa chỉ thế này, thế này. . . Tôi vội truy cập vào, và rất bất ngờ, lúc đó trang mạng  đã đăng được 13, 14 bài của tôi, đăng liên tục, không ngắt quãng. . . Thật thú vị !
*
Đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Anh Ba Sàm, ông chủ của trang mạng VIỆT SỬ KÝ đã có “con mắt tinh đời” , chọn những bài viết về lịch sử của tôi để đăng tải trên trang mạng VIỆT SỬ KÝ của ông. Sở  dĩ tôi dùng cụm từ “con mắt tinh đời” vì bây giờ, sách nghiên cứu lịch sử  in ra rất nhiều, người người làm nghiên cứu. Bản thảo viết xong, không ai in thì tự bỏ tiền túi ra in, miễn là có đầu sách. Hằng năm có đến hàng trăm đầu sách “nghiên cứu lịch sử” được ấn hành. Giữa sự xô bồ đó, ông chủ VIỆT SỬ KÝ đã giành cho cuốn sách của tôi, xuất bản cách đây ngót chục năm, được lên mạng của ông, một trang mạng có uy tín, rất đông người truy cập. Điều đó làm tôi cảm động và cảm ơn ông nhiều lắm.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

TRÒ CHUYỆN VỚI NGUYÊN TỔNG BIÊN TẬP ĐINH KHẮC VƯỢNG

TRÒ CHUYỆN VỚI NGUYÊN TỔNG BIÊN TẬP ĐINH KHẮC VƯỢNG
Phan Duy Kha
Ủy viên HĐKH tạp chí TGTT
.
P1050586 
Nhà báo Đinh Khắc Vượng là Phó TBT Thường trực tạp chí TGTT từ năm 1994 -2007, là Tổng biên tập từ năm 2007 đến nay. Ngoài TGTT là tờ tạp chí “ruột”, anh còn là Phóng viên- Biên tập viên báo Người giáo viên nhân dân, (báo Giáo dục và Thời đại), tạp chí Thế Giới Mới, Giáo viên và nhà trường, Giáo dục thể chất, Một cửa sổ nhìn ra thế giới, và Phó Tổng biên tập báo Dân Trí (giai đoạn 1998- 2001). Đầu năm nay, vì căn bệnh hiểm nghèo, anh đã viết đơn xin từ chức và trân trọng giới thiệu anh Đào Nam Sơn, Phó Tổng biên tập với Thường vụ Trung ương Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục làm người kế nhiệm..

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

HỌA SĨ NAM SƠN, NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN CHO NỀN MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

HỌA SĨ NAM SƠN, NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG ĐẦU TIÊN CHO NỀN MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM


1. Trọn đời cho nghệ thuật hội họa
Họa sĩ Nam Sơn tên thật là Nguyễn Vạn Thọ (1890 – 1973) . Trong truyền thống tên đệm Việt Nam thường phổ biến tên đệm là Văn, vì vậy nhiều tài liệu ghi tên ông là Nguyễn Văn Thọ là không chính xác. Ông quê gốc ở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (nay là thị trấn Thanh Lãng huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nhưng sinh ra trong một gia đình dòng dõi gia thế ở Hà Nội. Cha ông nguyên là Thư ký Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mất sớm khi ông mới lên 4 tuổi. Mẹ ông một mình ở vậy tảo tần nuôi con, được vua Bảo Đại ngự ban kim khánh khắc 4 chữ “Tiết hạnh khả phong” để biểu dương. Thuở ấy được vua ngự ban kim khánh như thế là một vinh dự tột bậc, rất hiếm người có được.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

GIÁO SƯ NGUYỄN ĐÌNH TỨ: KHOA HỌC VÀ ĐỜI THƯỜNG

                                                                                                                   
P1060602 

Tuổi trẻ thông minh và sáng tạo.
Ngày 1.10.2012, tại hội trường Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh của cố Giáo sư Nguyễn Đình Tứ (1932 – 1996), nhà hoạt động chính trị xuất sắc, nhà khoa học lỗi lạc của thời đại chúng ta.
Giáo sư Nguyễn Đình Tứ sinh ngày 1.10.1932 trong một gia đình trí thức yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Ông quê ở làng Nguyễn Xá, xã Song Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.  Như tên làng đã chỉ rõ, làng Nguyễn Xá có nghĩa là làng của những người họ Nguyễn. Hầu hết dân cư ở đây mang họ Nguyễn. Cùng là họ Nguyễn, nhưng có ba họ lớn: Họ Nguyễn Huy, họ Nguyễn Xuân và họ Nguyễn Văn. Ông thuộc dòng họ Nguyễn Xuân, dòng họ lớn và đông nhất trong làng

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT

 

Công viên Thống Nhất (CVTN) nằm giữa 4 con đường: Lê Duẩn, Đại Cồ Việt, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Nhân Tông, thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây nguyên xưa là đầm lầy, nơi xả rác của các làng Kim Liên, Vân Hồ, Thể Giao, Thiền Quang. Sau ngày hòa bình lập lại, nhân dân Thủ đô đã đóng góp hàng chục vạn ngày công ( ngày ấy gọi là lao động Xã hội chủ nghĩa, không có tiền công, chỉ được bồi dưỡng một chiếc bánh mỳ ăn trưa) dọn rác, vét bùn, đắp gò để tạo nên một cảnh quan đẹp ở phía nam thành phố. Công viên rộng 50 ha thì riêng hồ Bảy Mẫu 25 ha. Trong lòng hồ có hai hòn đảo nhỏ rất đẹp, đó là đảo Hòa Bình và đảo Thống Nhất. Đảo Hòa Bình có cầu bê tông bắc qua, giữa đảo là tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn do UBND thành phố Hồ Chí Minh tặng nhân dân Thủ đô nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội (1010 – 2010) .

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

GẶP MẶT NHÂN DỊP 25 NĂM NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÀ TÌM HIỂU PHẢ HỌ NGUYỄN CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN THÀNH

GẶP MẶT NHÂN DỊP 25 NĂM NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÀ TÌM HIỂU PHẢ HỌ NGUYỄN CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN THÀNH
Phan Duy Kha
P1080530
Mùa Xuân thật lắm tơ vương… Ngay trong một buổi  sáng ngày 8.3.2015 (tức 18 tháng Giêng âm lịch)  Duy Kha tôi có đến  3 cuộc “gặp mặt” đầu năm mà cuộc gặp nào với tôi cũng quan trọng cả:
– Gặp mặt Hội đồng hương Song Lộc tại Hà Nội.
– Gặp mặt Hội hưu trí ngành Vật tư Khu vực Hà Nội.
– Gặp mặt nhân dịp 25 năm nghiên cứu Lịch sử và tìm hiểu Phả họ Nguyễn của ông Nguyễn Văn Thành.
Ông Nguyễn Văn Thành là nhà Nghiên cứu lịch sử có nhiều cống hiến. Năm nay ông đã 86 tuổi, cái tuổi Thượng thượng thọ. Tổ chức cuộc gặp mặt hôm nay vừa là mừng thọ, vừa là mừng công , một sự kiện quan trọng đối với ông và con cháu ông. Ông đã lọc cọc đạp xe đạp đến đưa giấy mời cho tôi ngay từ hôm mùng 3 Tết. Vì vậy, tôi đành nuối tiếc mà gác lại hai cuộc gặp mặt trên để tham gia cuộc gặp mặt thứ 3, tổ chức tại Khách sạn EASTIN EASY, số 27, Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

HAI BÀI THƠ VỀ SỰ KIỆN ĐỂ MẤT HOÀNG SA VÀ GẠC MA


Hai bài thơ về sự kiện để mất Hoàng Sa (1974) 
                                           và Gạc Ma (1988), 
Đất đai Tổ quốc mất dần trước mắt chúng ta,
Đọc để căm thù, 
                           để xót xa, 
                                             chia sẻ !
*
SẼ CÓ NGÀY LẤY LẠI HOÀNG SA
                                Phan Duy Kha
(Tưởng nhớ 74 Liệt sĩ hi sinh trong trận
 Hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974)
 .
Người ta gọi các anh là “quân ngụy”
Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa
Nhưng tôi gọi các anh là Liệt sĩ
Bởi các anh ngã xuống vì Hoàng Sa

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

NGÀY XUÂN BẠN BÈ TẶNG SÁCH MỚI

P1080423

Những ngày đầu Xuân, Duy Kha tôi vừa nhận được một số sách bạn bè gửi tặng :
1. NHỮNG ĐIỀU CÒN LẠI . Tập Truyện – Ký. Nguyễn Thị Dung (Nhà xuất bản Văn học , Quý 4.2014). Đây là tập Truyện ký – Hồi ức  của Nguyễn Thị Dung, Kỹ sư Xây dựng, viết về tình cảm vô tư trong sáng tuổi học sinh, sinh viên, về tình cảm gắn bó, sẻ chia, đồng cảm  giữa những người đồng nghiệp  trong thời kỳ bao cấp khó khăn thiếu thốn. Những người thực, việc thực, những câu chuyện tưởng chừng như bình thường chung quanh ta được tác giả tái hiện lại rất sinh động và hấp dẫn. Cứ từ tốn, nhẩn nha, nhỏ nhẹ  kể chuyện, làm văn mà như không làm văn, đó chính là văn của Dung.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

VỀ QUÊ : QUÊ HƯƠNG ĐAU ĐÁU NỖI NIỀM




P1070067 

Ngày 31.3.2013 (nhằm ngày 20.2 Â l) về quê giỗ Thân phụ.Ngay từ trước Tết Nguyên đán, vào ngày rằm tháng Chạp Nhâm Thìn, các anh  Đào Hùng, Bí thư Đảng ủy và Nguyễn Xuân Nghị, Chủ tịch xã ra công tác ở Hà Nội, có hẹn, nếu ngoài Tết có về giỗ ông cụ (tức cha tôi) thì báo cho các anh biết để các anh đến thắp hương. Vì vậy mà về đến nhà là bảo anh Kỳ gọi điện mời các anh ngay. Anh Đào Hùng đã đến, anh Nghị bận. Quê tôi trước cách mạng gồm có các làng được mang tên chữ: Vĩnh Gia (sau cách mạng gọi là Vĩnh Long), Phúc Lộc (sau cách mạng được gọi là Sào Nam), Yên Thọ (sau cách mạng gọi là Tam Đồng), Nguyễn Xá (hay là Nguyệt Ao, sau cách mạng được gọi là Tam Đình) …

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

TẾT NĂM ẤY CHÚNG TÔI MỪNG THỌ CHA 80 TUỔI



Tết năm ấy chúng tôi mừng thọ cha 80 tuổi

 

 

Tết Mậu Thìn ( 1988) anh chị em chúng tôi tổ chức mừng thọ cha 80 tuổi. Cha mẹ tôi sinh được 5 anh chị em chúng tôi. Hai chị đầu lấy chồng ở quê, đã con đàn cháu đống. Anh tôi là con thứ 3 nhưng kể con trai thì là con cả. Tôi là con thứ 4. Sau tôi còn một chú em là liệt sỹ. Em tôi nhập ngũ năm 1969, đến năm 1972 thì hy sinh. Giấy báo tử chỉ ghi vẻn vẹn: “ Hy sinh tại mặt trận phía Nam”.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

ĐÓN TẾT GIỮA RỪNG VIỆT BẮC










Chúng tôi vào trường Đại học Bách khoa, được học ở Hà Nội hơn một năm, từ tháng 9- 1964 đến tháng 10- 1965.
Cuối năm 1965, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá ra miền Bắc. Các trường Đại học được lệnh sơ tán ra các miền xa để đảm bảo an toàn việc dạy và học. Trường Đại học Bách khoa sơ tán lên huyện Tràng Định, Lạng Sơn. Để đảm bảo bí mật phòng gian, trường mang tên giao dịch là trường Văn hóa Hà Huy Tập. Các khoa đóng rải rác trong các làng bản dọc hai bên bờ sông Kỳ Cùng, từ Thất Khê, Bản Trại, Nà Kéo, Bản Bon, Bản Phèng xuống đến  Bình Độ. Khoa Mỏ -Địa chất, tiền thân của Trường Đại học Mỏ -Địa chất đóng dọc theo các bản Nà Kéo, Bản Bon, Bản Nầm, Bản Phèng.

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

GIÁO SƯ NGÔ ĐỨC THỌ VÀ VIỆC DỊCH NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG





HVNP PThọ 19a 

Từ lâu tôi đã “săn tìm” NPHV nhưng thực sự là chưa có ai dịch trọn vẹn.Tôi chỉ gặp được đôi đoạn rời rạc trong các bài viết về thời Hùng Vương mà các tác giả trích dẫn.Thậm chí, vào khoảng những năm 1968 – 1972, chúng ta có 4 cuộc hội thảo lớn về đề tài Thời đại Hung Vương, sau đó, kỷ yếu của 4 cuộc hội thảo này đã được tập hợp in thành 4 cuốn sách “Hùng Vương dựng nước” (tập I, II, III, IV) mà cũng chẳng có công trình dịch thuật nào về NPHV cả. Đó là một điều hết sức lạ lùng. Nghiên cứu về Thời đại Hùng Vương sao không nghiên cứu Ngọc phả? Đành rằng Ngọc phả không phải là lịch sử nhưng là bóng dáng của lịch sử, nó phản ánh tâm tư, tình cảm, quan niệm của cha ông ta về cội nguồn, ít nhất là vào thế kỷ 15 (thời điểm viết Ngọc phả) sao lại bỏ qua được? Vì vậy, việc dịch trọn vẹn NPHV của GS Ngô Đức Thọ là một việc làm rất có ý nghĩa.

TIẾP CÁC NHÀ BÁO ĐẾN PHỎNG VẤN VIẾT BÀI VỀ PHAN DUY KHA



Tiếp các nhà báo đến phỏng vấn viết bài về PHAN DUY KHA
     

 Tôi viết báo kể cũng đã lâu, sách thì cũng đã in được dăm cuốn. So với các bậc “trưởng lão” thì chưa là gì nhưng so với bản thân thì đó cũng là một cố gắng lớn. Có một điều là, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc nhờ người này, người nọ lăng xê tên tuổi của mình. Tôi hiểu, chất lượng bài viết mới là vấn đề mấu chốt. Người ta bốc anh lên tận mây xanh mà tác phẩm của anh chẳng ra gì thì chỉ gây phản tác dụng. Ngược lại, nếu bài viết tốt thì chẳng cần lăng xê gì người ta cũng tìm đọc. Hữu xạ tự nhiên hương mà. Nghĩ thế nên lòng tự nhủ lòng , hãy lặng lẽ đọc, lặng lẽ viết, chỉ mong sao ông Trời cho sức khoẻ và sự minh mẫn để mà viết là hạnh phúc rồi.

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

ĐỌC "TUỔI THƠ HÀ NỘI NGÀY XƯA" TƯỞNG NHỚ NHÀ VĂN LÊ BẦU

ĐỌC “TUỔI THƠ HÀ NỘI NGÀY XƯA” TƯỞNG NHỚ NHÀ VĂN LÊ BẦU.
Phan Duy Kha

 e7f72ac99415d47cccc564d7330702fb

1. Tôi quen biết nhà  văn Lê Bầu từ dạo ông còn ở số nhà 105 phố Phùng Hưng. Đó là một căn phòng rộng chừng 12 mét vuông, được ngăn đôi bằng cót ép. Ông một nửa, nhà thơ Huyền Tâm tác giả “Lúa tháng năm kén tằm vàng óng” một nửa. Nhà không có  buồng tắm cũng chẳng có khu vệ sinh. Ngoài chiếc giường đơn kê sát vách và cái bàn làm việc chất đầy sách báo kê cạnh cửa sổ thì không gian trong nhà chỉ còn đủ để giải một chiếc chiếu đôi. Bạn bè khách khứa đến chơi, ông đều tiếp trên chiếc chiếu đôi này. Nghe nói có lần cơ quan nọ tặng ông một chiếc quạt cây, nhưng nhà chật, để trong nhà thì quạt thốc hết gió ra ngoài, ông phải để ngoài hè phố Phùng Hưng cho thổi thốc vào.Thấy bất tiện quá, một thời gian sau lại phải gửi về quê.

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

KỶ NIỆM VỚI TRUNG TÂM VĂN HÓA TRÀNG AN



Tôi tham gia viết báo cách đây gần 20 năm. Những đề tài mà tôi tâm đắc là nghiên cứu lịch sử và văn hoá. Bài viết của tôi thường xuất hiện trên các tờ báo và tạp chí : Thế giới mới, Thế giới trong ta, Khoa học và Đời sống, Xưa và Nay, An ninh thế giới,. . . Lúc ấy tôi chỉ biết viết và viết,  mà không có một khái niệm nào về việc in sách cả. Cứ nghĩ: Mình cứ viết cho nhiều đã, rồi sau hãy hay. Tôi phôtô các bài viết lại thành từng tập để dành làm. . . kỷ niệm.

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

THƯ VIỆN HÀ NỘI



Tôi mê sách từ bé. Thuở cấp 1, cấp 2, mẹ cho đồng nào ăn quà thì đều để giành mua sách. Lên cấp 3, đi trọ học xa nhà, có đồng nào lại giành mua sách,nhiều khi nhịn cả ăn sáng. Vài tuần một lần, tôi lại đến Hiệu sách nhân dân thị trấn Đức Thọ tìm mua sách. Tôi đến thường xuyên đến mức chị bán sách quen mặt, quen cả loại sách tôi cần mua, thường chọn để giành cho tôi. Thuở ấy tôi chỉ mê những loại sách tìm hiểu khoa học như Vật lý vui, Thiên văn học giải trí (đều dịch từ tiếng Nga). Nếu có đọc sách truyện thì cũng là loại truyện tìm hiểu khoa học như Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Ca rích và Va li a ( truyện viễn tưởng, đi sâu vào tìm hiểu đời sống loài côn trùng, trong đó các nhân vật được uống một loại thuốc đặc biệt làm cho bé lại hàng nghìn lần, còn nhỏ hơn cả con ong cái kiến)

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

NHỮNG CUỐN SÁCH CỦA TÔI

P1040243    

 Tôi chưa bao giờ có ý định viết sách. Cho đến nay, tất cả các cuốn sách của tôi đều do tập hợp các bài báo mà thành. Tôi tham gia viết báo từ đầu những năm 1990. Thuở đầu tiên ấy, tôi thường viết bài cộng tác với tạp chí Thế giới mới ở mục Nhìn lại lịch sử và tạp chí Thế giới trong ta ở mục Tâm lý xã hội. Mỗi tháng cũng viết được đôi ba bài, nếu tập hợp trong mấy năm lại thì cũng tương đối nhiều.
Một lần vào hiệu sách Tràng Tiền, thấy có cuốn sách mới in, giở ra xem thì thấy trong đó có mấy bài của mình được chọn in vào sách. Chợt nghĩ,người ta sưu tầm bài của mình để in thành sách, vậy tại sao mình không tập hợp lại để in sách của chính mình. Nghĩ thế nhưng không biết muốn in sách thì phải bắt đầu như thế nào, gặp gỡ, làm việc với ai.