Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

TIẾN SĨ ĐINH CÔNG VĨ BẠN TÔI


TIN SĨ ĐINH CÔNG VĨ BN TÔI  
                                                                    Phan Duy Kha
Tiến sĩ Đinh Công Vĩ (phải) và Phan Duy Kha

Một ngày cuối năm 2019, TS. Đinh Công Vĩ bỗng nhiên gọi điện thoại cho tôi: “Tôi đang tập hợp các bài viết của bạn bè viết về mình để in một cuốn sách,coi như là một dịp để tổng kết cuộc đời. Ông viết cho tôi mấy dòng nhé. Dài ngắn gì cũng được. Tuổi của chúng mình bây giờ cũng đã 75 rồi, chảng biết các cụ gọi về lúc nào, cũng phải tổng kết dần đi là vừa...”
Lời của Đinh Công Vĩ nghe cứ gai gai cả người. Nhưng đó là sự thật.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

VÀI KỶ NIỆM VỚI BÁO KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG


VÀI KỶ NIỆM VỚI BÁO KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG
                                                                       Phan Duy Kha
Tôi viết báo kể cũng đã tương đối lâu, sách thì cũng đã in được dăm cuốn. So với các bậc “trưởng lão” thì chưa là gì nhưng so với bản thân thì đó cũng là một cố gắng lớn. Có một điều là, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc nhờ người này, người nọ lăng xê tên tuổi của mình. Tôi hiểu, chất lượng bài viết mới là vấn đề mấu chốt. Người ta bốc thơm anh lên tận mây xanh mà tác phẩm của anh chẳng ra gì thì chỉ gây phản tác dụng. Ngược lại, nếu bài viết tốt thì chẳng cần lăng xê gì người ta cũng tìm đọc. Hữu xạ tự nhiên hương mà. Nghĩ thế nên lòng tự nhủ lòng , hãy lặng lẽ đọc, lặng lẽ viết, chỉ mong sao ông Trời cho sức khoẻ và sự minh mẫn để mà viết là hạnh phúc  lắm rồi.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

NGƯỜI VIỆT KHÔNG CÓ QUAN HỆ ĐỒNG TỘC, ĐỒNG CHỦNG GÌ VỚI NGƯỜI HÁN

NGƯỜI VIỆT KHÔNG CÓ QUAN HỆ ĐỒNG TỘC, ĐỒNG CHỦNG GÌ VỚI NGƯỜI HÁN
"Ông Nguyễn Thanh Liêm, viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về hệ gen người Việt Nam, cho hay điều mà ông thấy bất ngờ ở kết quả nghiên cứu là về nhân chủng học, bộ gen người Việt có nhiều điểm tương đồng với bộ gen của người Thái Lan và là bộ gen ít bị pha trộn.
"Cùng sống trong một khu vực rộng lớn mà người Việt có tiếng nói riêng, nhưng bộ gen của quần thể người Kinh Việt Nam tương đồng với quần thể người Thái Lan, chứng tỏ có những quan hệ về di truyền. Phân tích sự khác biệt trong hệ gen cho thấy người Việt "nằm cạnh" một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc."

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

ĐỌC "CẢM NHẬN VÀ LẮNG ĐỌNG"

ĐỌC CẢM NHẬN VÀ LẮNG ĐỌNG
Ho Sy Hau va Phan Duy Kha
          Phan Duy Kha đưa tôi tập bản thảo cuốn sách mang tựa đề Cảm nhận và lắng đọng. Đây là cuốn thứ sáu của anh. Sau những cuốn dày dặn, trong đó có những cuốn có thể coi là để đời như: Lịch sử và Ngộ nhận (NXB Từ điển Bách khoa-2008), Nhìn về thời đại Hùng Vương (NXB Lao động- 2009), Từ Điện Kính Thiên triều Lê đến Tổng hành dinh thời đại Hồ Chí Minh (NXB Dân trí-2010), thì đây là cuốn sách nhỏ xinh. Anh gom vào đây những bài anh viết về “Những người mà tôi từng biết và quý trọng”- như anh nói, và cả vài bài người ta viết về anh hoặc về tác phẩm của anh. Từ cái gom góp giản dị này, có thể thấy một con người PHAN DUY KHA

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

BÍ ẨN CUỘC ĐỜI DANH TƯỚNG TÂY SƠN VŨ VĂN DUNG

Chiêu Viễn Đại tướng quân Vũ Văn Dũng là danh tướng của triều Tây Sơn, cũng như nhiều danh tướng Tây Sơn khác, hiện nay quê hương gốc tích của ông ở đâu còn là vấn đề tranh cãi. Người thì cho rằng quê ông ở Bình Định, người lại nói quê ông ở Hải Dương. Vậy rốt cuộc quê ông ở đâu? Bài viết này chỉ mong đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu quê hương gốc tích của Vũ Văn Dũng.
1. Vũ Văn Dũng quê ở Hải Dương.
Tài liệu quan trọng cho biết rõ quê Vũ Văn Dũng ở Hải Dương, đó là gia phả họ Vũ do Vũ Vĩnh Thứ, cháu ba đời của Vũ Văn Dũng soạn vào năm Tự Đức thứ 22 (1870), trong đó đoạn chép: “Vào ngày Rằm tháng 4 năm Quang Trung thứ 4 (1791) , nhà vua có phái người đi từ Phượng Hoàng trung đô ở Nghệ An đem sắc lệnh sau đây ra cho Đại Đô đốc Vũ Quốc công đang nghỉ giả hạn ở nhà: “