Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

GIÁO SƯ NGÔ ĐỨC THỌ VÀ VIỆC DỊCH NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG





HVNP PThọ 19a 

Từ lâu tôi đã “săn tìm” NPHV nhưng thực sự là chưa có ai dịch trọn vẹn.Tôi chỉ gặp được đôi đoạn rời rạc trong các bài viết về thời Hùng Vương mà các tác giả trích dẫn.Thậm chí, vào khoảng những năm 1968 – 1972, chúng ta có 4 cuộc hội thảo lớn về đề tài Thời đại Hung Vương, sau đó, kỷ yếu của 4 cuộc hội thảo này đã được tập hợp in thành 4 cuốn sách “Hùng Vương dựng nước” (tập I, II, III, IV) mà cũng chẳng có công trình dịch thuật nào về NPHV cả. Đó là một điều hết sức lạ lùng. Nghiên cứu về Thời đại Hùng Vương sao không nghiên cứu Ngọc phả? Đành rằng Ngọc phả không phải là lịch sử nhưng là bóng dáng của lịch sử, nó phản ánh tâm tư, tình cảm, quan niệm của cha ông ta về cội nguồn, ít nhất là vào thế kỷ 15 (thời điểm viết Ngọc phả) sao lại bỏ qua được? Vì vậy, việc dịch trọn vẹn NPHV của GS Ngô Đức Thọ là một việc làm rất có ý nghĩa.


*
“Có một nhà nghiên cứu khá quen thạo đề tài này, tôi tuy chưa gặp mặt, nhưng đã có dịp có vài trao đổi ngắn với ông trên mạng. Tôi rất thú vị vì biết ông rât thú vị đối với việc tôi đang làm, đến mức bản dịch tôi thực hiện trên blog đựoc đoạn nào là ông tải ngay về trang của ông đoạn ấy.
Hôm qua trước Noel mấy tiếng tôi làm xong bản dịch HVNP, sáng nay vào thăm trang của ông đã thấy ông loát đủ kèm theo một Comment nguyên văn như sau: Ngọc phả Hùng Vương hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ. Ngọc phả gồm 21 tờ, 42 trang chữ Hán. Tổng cộng gần một vạn chữ. Sau hơn nửa tháng (từ ngày 9 – 24. 12. 2011) miệt mài, cần mẫn, GS Ngô Đức Thọ đã dịch xong. Trong khoảng thời gian đó, cứ mỗi lúc ông dịch xong đoạn nào, tôi lại tải về đăng lên mạng của tôi đoạn ấy. Tôi đã từng nhiều lần sưu tầm nhưng chưa có một bản dịch Ngọc phả nào cho hoàn thiện. Thường thì người ta dịch từng đoạn , ai cần đoạn nào phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình thì dịch đoạn ấy. Đây là bản dịch đầy đủ nhất cho đến hiện nay mà tôi biết được. Một lần nữa, xin ghi công và cảm ơn GS Ngô Đức Thọ (Phan Duy Kha- http://vn.360plus.yahoo.com/phan_duykha?l=f&id=1) Người nghiên cứu đối với nhau, gửi cho những nhận xét chân thành đúng lúc như thế quả thật như cho nhau một thang thuốc bổ. Đó là ông Phan Duy Kha xác minh cho tôi đựoc một điều: Bao nhiêu lâu rồi, thế mà chúng ta chưa có một công trình biên khảo nào về Ngọc phả Hùng Vương được công bố”

 P1070931
.
Trên đây là mấy dòng GS Ngô Đức Thọ viết về tôi, viết cho tôi trên trang mạng của ông trong bài LỜI NGƯỜI DỊCH, sau khi dịch xong Ngọc phả Hùng Vương (NPHV).Đây là một việc làm tự nguyện bởi không ai giao nhiệm vụ, cũng không ai trả công cho ông trong việc dịch thuật. Ngay ban đầu, ông cũng không có ý định dịch hết NPHV. Cái đầu đề từ ban đầu ông ghi trên bản dịch là “Cựu đô Ngàn Hống là đây” đã nói lên rằng, ông chỉ định dịch đời thứ nhất trong NPHV là dời vua Kinh Dương Vương, trong đó có phần vua chọn đất đóng đô ở Ngàn Hống. Bởi vì, NPHV tương đối dài, ngót một vạn chữ, gồm 42 trang chữ Hán (sau này, khi dịch xong tôi in ra được gần 40 trang giấy khổ A4). Rõ ràng là một công việc mệt nhọc so với cái tuổi gần 80 của ông.
Tôi là người có duyên may biết được công việc dịch thuật của ông ngay từ ngày đầu tiên (9.12.2011). Chính những lời động viên ban đầu kịp thời của tôi đã tiếp thêm sức cho ông mà như ông nói là “bằng cho nhau một thang thuốc bổ”. Từ đó, tôi luôn luôn theo dõi công việc của ông (trên mạng, dạo đó cả ông và tôi đều có trang mạng Yahoo.com). Hễ ông dịch xong đoạn nào, tôi lại tải về trang mạng của tôi đoạn ấy, thậm chí có khi ông còn chưa kịp sửa lỗi chính tả. Trong quá trình hơn nửa tháng đó, tôi và ông còn trao đổi với nhau nhiều lần qua comment .
Đêm Nô en (25.12.2011), ông mới hoàn thành trọn vẹn bản dịch, và ngày hôm sau, tôi tải lên mạng của tôi văn bản hoàn chỉnh cuối cùng này.
Từ lâu tôi đã “săn tìm” NPHV nhưng thực sự là chưa có ai dịch trọn vẹn.Tôi chỉ gặp được đôi đoạn rời rạc trong các bài viết về thời Hùng Vương mà các tác giả trích dẫn.Thậm chí, vào khoảng những năm 1968 – 1972, chúng ta có 4 cuộc hội thảo lớn về đề tài Thời đại Hung Vương, sau đó, kỷ yếu của 4 cuộc hội thảo này đã được tập hợp in thành 4 cuốn sách “Hùng Vương dựng nước” (tập I, II, III, IV) mà cũng chẳng có công trình dịch thuật nào về NPHV cả. Đó là một điều hết sức lạ lùng. Nghiên cứu về Thời đại Hùng Vương sao không nghiên cứu Ngọc phả? Đành rằng Ngọc phả không phải là lịch sử nhưng là bóng dáng của lịch sử, nó phản ánh tâm tư, tình cảm, quan niệm của cha ông ta về cội nguồn, ít nhất là vào thế kỷ 15 (thời điểm viết Ngọc phả) sao lại bỏ qua được? Vì vậy, việc dịch trọn vẹn NPHV của GS Ngô Đức Thọ là một việc làm rất có ý nghĩa.
Theo tôi được biết, hiện nay còn ba văn bản NPHV. Một bản soạn năm Thiên Phúc nguyên niên đời Lê Đại Hành (986) được cho là bản xưa nhất, một bản soạn năm Hồng Đức nguyên niên, đời vua Lê Thánh Tông (1470), tức bản GS Ngô Đức Thọ đã dịch và một bản soạn năm Hồng Phúc nguyên niên đời vua Lê Anh Tông (1572). Gần đây, ông Phạm Thuận Thành có giới thiệu một bản Ngọc phả ở đền Bình Ngô (An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh) do Hoàng giáp Nguyễn Tá Chánh soạn từ thời Nguyễn, dài hơn 5 ngàn chữ, chắc là sao lại từ một trong ba bản trên.
Các cơ quan, địa phương hay cá nhân nào còn giữ được các văn bản trên, nếu dịch ra quốc ngữ rồi công bố như GS Ngô Đức Thọ đã làm thì hay biết mấy. Hoặc nếu không có điều kiện dịch thuật thì phô tô rồi gửi bản chụp cho GS Ngô Đức Thọ thì đó là điều tâm nguyện của ông .

Khi tôi đang Post bài này lên mạng thì được tin GS Ngô Đức Thọ vừa được tặng giải thưởng Phan Châu Trinh về dịch thuật. Xin chúc mừng ông.
PDK
Ảnh đầu bài: Một trang Ngọc phả Hùng Vương
Ảnh trong bài: GS Ngô Đức Thọ trong  buổi họp mặt đồng hương huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đầu năm 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét