Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

ĐÔI ĐIỀU TÂM SỰ VỚI BẠN ĐỌC VIỆT SỬ KÝ

Đôi điều tâm sự với bạn đọc VIỆT SỬ KÝ (Ba Sàm chép sử Việt)


    Phan Duy Kha
Có anh bạn mách cho tôi biết rằng, có một trang mạng đăng rất nhiều bài viết về lịch sử của tôi. Địa chỉ thế này, thế này. . . Tôi vội truy cập vào, và rất bất ngờ, lúc đó trang mạng  đã đăng được 13, 14 bài của tôi, đăng liên tục, không ngắt quãng. . . Thật thú vị !
*
Đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Anh Ba Sàm, ông chủ của trang mạng VIỆT SỬ KÝ đã có “con mắt tinh đời” , chọn những bài viết về lịch sử của tôi để đăng tải trên trang mạng VIỆT SỬ KÝ của ông. Sở  dĩ tôi dùng cụm từ “con mắt tinh đời” vì bây giờ, sách nghiên cứu lịch sử  in ra rất nhiều, người người làm nghiên cứu. Bản thảo viết xong, không ai in thì tự bỏ tiền túi ra in, miễn là có đầu sách. Hằng năm có đến hàng trăm đầu sách “nghiên cứu lịch sử” được ấn hành. Giữa sự xô bồ đó, ông chủ VIỆT SỬ KÝ đã giành cho cuốn sách của tôi, xuất bản cách đây ngót chục năm, được lên mạng của ông, một trang mạng có uy tín, rất đông người truy cập. Điều đó làm tôi cảm động và cảm ơn ông nhiều lắm.

Tôi đã lặng lẽ và thú vị , hằng đêm mở VIỆT SỬ KÝ ra theo dõi từng bài viết của mình, không phải để xem lại nội dung bài viết của tôi (tôi rất ngại xem lại bài viết của mình) mà là xem các Comment của bạn đọc. Mỗi người một ý, kẻ khen, người chê, kẻ đồng tình, người phản đối, đủ cả. Ban đầu, tôi không có ý định trả lời Comment, vì tôi nghĩ, mình cứ im lặng theo dõi như thế có khi lại khách quan hơn là tự  dưng lại đứng ra bênh vực, thanh minh cho mình. Nhưng rồi, chính Anh Ba Sàm đã khuyên tôi nên trả lời, cũng là một dịp để tạo ra sự  giao lưu, giao cảm giữa người viết và bạn đọc. Thế là sau đó, cứ tối tối tôi lại vào mạng, truy cập vào VIỆT SỬ KÝ để trả lời Comment. Có thể có người không đồng tình với quan điểm của tôi, thậm chí có bạn còn cho là “nhố nhăng, lôm côm” tôi cũng không hề tự  ái. Nhiệm vụ của người viết là làm sao cho người đọc hiểu được, đồng cảm được với mình. Người ta chưa hiểu được, chưa đồng cảm được với mình là do bài viết của mình chưa đạt.  Biết thế để tự nhủ mình cố gắng hơn
.1944857158_4
Những bài viết về lịch sử của tôi được VIỆT SỬ KÝ đăng lại đều được in trong cuốn “Nhìn lại lịch sử” (Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vỹ, Nxb Văn hóa- Thông tin, 2003), tức là ra đời cách đây đã gần 10 năm. Các bài viết đó lại được tập hợp từ các bài báo của tôi đã được in trên các Tạp chí Thế giới mới, Xưa và Nay trước đó một thời gian. Như vậy, trung bình mỗi bài viết để đến được với bạn đọc VIỆT SỬ KÝ đã có tuổi đời trên dưới 15 năm cả rồi. Chính vì vậy mà các bài viết không cập nhật được những thông tin mới, xin bạn đọc thông cảm cho. Ví dụ như nhận định về vua Gia Long nhà Nguyễn. Trước đây chúng tôi học trong trường phổ thông, sách giáo khoa dạy học sinh rằng “Gia Long cõng rắn cắn gà nhà” , cho rằng, Gia Long mượn lực lượng của người  Pháp để tiêu diệt nhà Tây Sơn . Ấn tượng đó được hình thành từ tuổi thơ nên rất sâu đậm. Thực ra, sau này đọc lại sử sách mới thấy rằng không phải như thế. Dưới cờ vua Gia Long cũng có một số người Pháp, nhưng là chỉ với vai trò cá nhân, và vai trò của họ cũng rất mờ nhạt. Nhà Tây Sơn mất nước chính là do triều vua Quang Toản để mất lòng dân. Mà mất lòng dân là mất tất cả. Thời nào cũng thế (mới đây tôi có viết một bài đăng trên báo Khoa học và Đời sống, và trên Kienthuc.net nhan đề Bài học lòng dân và sự nghiệp của Quang Trung, lên mạng ngày 6.10.2012 về vấn đề này)
Về phần cổ sử Việt Nam, khi tôi viết những bài này, tôi biết, sẽ tạo ra những luồng dư luận trái chiều nhau. Người đồng tình, người phản đối, thậm chí là phản đối gay gắt. Bởi vì các bài viết thường đặt ra những điều mới mẻ, có những điều có lẽ từ trước tới nay bạn mới nghe nhắc tới lần đầu. Vì vậy có người đã vội cho là “lôm côm, nhố nhăng”. Nhưng xin bạn hãy bình tâm đọc kỹ từng bài. Tấm lòng của người viết ký thác cả vào trong đó. Xưa nay, người ta đã từng nhồi sọ chúng ta, rằng, vua Hùng là dòng dõi từ Viêm Đế Thần Nông bên Trung Hoa. Không ai bắt buộc mà chỉ chúng ta tự nguyện một cách mù quáng, đội cái “Mũ Tàu” này lên đầu các vị tổ tiên của dân tộc mình(1).Việc đội “mũ Tàu” này đã gây cho chúng ta nhiều hệ lụy, mà hệ lụy nhất là tư tưởng tự ti dân tộc, sợ Tàu, coi ta là “đàn em” , là cái bóng của người Tàu . Bạn thử nhìn ra quanh ta mà xem, các nước Lào, Thái Lan, Miên Ma, Ấn Độ (cùng có chung đường biên giới với Trung Quốc), có dân tộc nào nhận tổ tiên mình là họ hàng, huyết thống với người Tàu đâu ! Tại sao lại phải cứ là “anh em” với người Tàu mới  vinh dự ?
Các bài viết của tôi nhằm đánh tan quan điểm sai lầm đó. Chúng ta không xuất phát từ đâu cả. Chúng ta là người Việt Nam, chúng ta đứng vững trên đôi chân của mình trên đất nước Việt Nam. Các kết quả khảo cổ của chúng ta, từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, đến Gò Mun, Đông Sơn là một tiến trình liên tục không đứt đoạn đã khẳng định điều đó. Nền văn hóa khảo cổ đó cũng không hề từ hồ Động Đình hay Sông Tương bên Trung Quốc tràn sang. Chúng ta cũng không thể tự tiện kéo dài lịch sử dựng nước của chúng ta lên đến 5.000 (năm ngàn) năm như  ai đó từng chủ trương. Vì sao? Vì cái khung niên đại Khảo cổ học nó ràng buộc. Cách đây 4.000 năm, với Văn hóa Phùng Nguyên, chúng ta đang ở Hậu kỳ Đá mới . Chúng ta cũng không thể “mở rộng” lãnh thổ của tổ tiên lên đến tận hồ Động Đình (phía bắc) và Ba Thục (phía tây) như trong Đại Việt sử ký toàn thư được . Bởi vì, nếu thế thì đặt các nước Sở, Ngô, Việt (thời Xuân Thu Chiến Quốc) vào đâu. Mặt khác, tuy Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng biên giới của chúng ta về phía bắc đến hồ Động Đình, phía tây đến Ba Thục nhưng xét 15 bộ của nước Văn Lang mà sách này ghi chép thì cũng chỉ trong phạm vi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mà thôi. Chúng ta không thể ảo tưởng một đất nước Văn Lang cổ đại rộng lớn đến tận bờ nam sông Dương Tử  được.
Các bài viết của tôi đều có ý thức về cội nguồn như thế. Sau này, tôi còn viết thêm nhiều bài nữa để củng cố cho giả thuyết của mình. Những bài viết này sau đó tôi đã tập hợp lại, in thành sách :
– Lịch sử và sự ngộ nhận (Nxb Từ điển Bách Khoa, 2008)
– Nhìn về thời đại Hùng Vương (Nxb Lao động, 2009)
Các cuốn sách của tôi đều có mặt trong các Thư viện lớn trong nước. Riêng cuốn Lịch sử và sự  ngộ nhận có mặt trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ,  Thư viện Quốc gia  Australia , Thư viện mở (Open Library), và đã được Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội số hóa ( bạn có thể vào mạng tra cứu thì biết). Mời các bạn tìm đọc sẽ rõ hơn. Cũng có một số bài trong Nhìn lại lịch sử  sau này có đủ tư liệu hơn, tôi đã viết lại. Các bài đó được đăng trên các báo và cả trên trang mạng của tôi ở đây và cả trên Blog PHANDUYKHA theo đường link:
http://vn.360plus.yahoo.com/phan_duykha
Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình tìm đọc và Comment của các bạn.
Hà Nội, ngày 14.10.2012
PDK
Chú thích(1): Truyện Lạc Long Quân- Âu Cơ là truyền thuyết về thủy tổ của dân tộc ta. Chuyện Viêm Đế Thần Nông là truyện thần thoại về thủy tổ của người Trung Hoa. Nhân vật Kinh Dương Vương là một nhân vật trong một câu truyện truyền kỳ đời Đường, do Lý Triều Uy sáng tác, Truyện Liễu Nghị . Truyện truyền kỳ là một loại hình tác phẩm văn học, nói về truyện thần tiên ma quỷ, là tác phẩm sáng tác của một người, chứ không phải truyền thuyết. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân, nhưng rồi bạc đãi người vợ nên bị em trai của Động Đình Quân là Tiền Đường Quân giết chết. Không hiểu sao các cụ ta xưa lại “mượn” nhân vật này (không được tốt đẹp cho lắm) làm “cầu nối” để nối thần thoại Trung Quốc với truyền thuyết Việt Nam, để cho rằng Lạc Long Quân – Âu Cơ là con cháu của Viêm Đế Thần Nông bên Trung Quốc.  Đây là điều hổ thẹn mà người ta vô tình hay cố ý gán cho các vị thủy tổ của dân tộc Việt Nam ta mà tôi đã nhiều lần phản đối.
Về vấn đề này, vua Tự Đức tỏ ra rất sáng suốt. Khi các sử quan nhà Nguyễn soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, có làm tờ tâu hỏi vua cách xử lý phần cổ sử Việt Nam, vua quyết định bỏ phần Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, chỉ chép sử bắt đầu từ Hùng Vương. “Chuẩn y cho phép bắt đầu từ thời Hùng Vương để nêu rõ quốc thống nước Việt ta bắt đầu từ đấy. Còn hai kỷ Kinh Dương và Lạc Long thì chuẩn cho chua phụ vào sau đời Hùng Vương để cho hợp với nghĩa “dĩ nghi truyền nghi” (Trích Cương mục –  chỉ dụ số 2). Tôi có viết một bài về đề tài này, nhan đề: Vì sao Tự  Đức lại gạt cha ông vua Hùng ra ngoài chính sử  (Đã  in lại trong cuốn Nhìn về thời đại Hùng Vương). Quyết định đó của vua Tự Đức là đúng. Tuy nhiên, như thế lại bỏ mất thời kỳ Việt Thường là một điều đáng tiếc.
*
Viết thêm: Toàn bộ cuốn “Nhìn lại lịch sử” dày 1.200 trang in của ba tác giả Phan Duy Kha – Lã Duy Lan – Đinh Công Vỹ đã được trang mạng VIỆT SỬ KÝ của Anh Ba Sàm đưa lên mạng một cách đầy đủ và công phu (mỗi tác giả có 30 bài). Tuy nhiên, sau đó trang VIỆT SỬ KÝ đã bị bọn phá hoại đánh sập, mất hết cả. Sau này, tôi có truy cập trên các trang mạng khác, tìm lại được khoảng 4- 5 bài về Cổ sử Việt Nam (do các trang mạng đăng lại từ VIỆT SỬ KÝ) tôi đã đăng lại trên trang mạng của mình. Còn hầu hết bị mất. Xin được kính báo.
Hà Nội, tháng 5- 2013.
*
.
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 2 phản hồi »

177. ĐI TÌM VÓC DÁNG NGOẠI HÌNH VUA QUANG TRUNG

Posted by vietsuky on 17/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

ĐI TÌM VÓC DÁNG NGOẠI HÌNH VUA QUANG TRUNG

KS. PHAN DUY KHA
Quang Trung Nguyễn Huệ là vị anh hùng lập nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc: đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785); đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn chia cắt đất nước ta suốt hơn hai thế kỷ, đưa non sông quy về một mối (1785 – 1786); tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng đất nước thoát khỏi nạn ngoại xâm (1789). Chỉ mấy năm ngắn ngủi, chiến công nối tiếp chiến công, đã đưa ông lên hàng những thiên tài quân sự tầm cỡ thế giới. Hình ảnh của ông mãi mãi tượng trưng cho tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của dân tộc ta. Việc tìm hiểu ngoại hình cũng như chân dung của ông góp phần làm thỏa mãn tấm lòng ngưỡng vọng của chúng ta đối với người anh hùng dân tộc.
Hình ảnh Quang Trung qua ghi chép
Đọc tiếp »
Đăng trong Trao đổi | Tagged: , | 8 phản hồi »

176. THỬ GIẢI NGHĨA ĐÔI VẾ CÂU ĐỐI Ở CHÙA BỘC

Posted by vietsuky on 15/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

THỬ GIẢI NGHĨA ĐÔI VẾ CÂU ĐỐI Ở CHÙA BỘC

KS. PHAN DUY KHA
Pho tượng vua Quang trung
Chùa Bộc, tên chữ là Thiên Phúc tự, ở địa phận làng Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa sớm nhất nước ta (văn bản số 29 VH/QĐ ngày 13-1-1964). Đặc biệt, tại chùa có ba pho tượng thờ riêng ở bên phải bái đường, trong đó có pho tượng Đức Ông. Theo người xưa truyền lại, đây là một pho tượng lạ, phải có con mắt tinh đời và tấm lòng tưởng nhớ người xưa thì mới thấy được ý nghĩa sâu xa cùng bao điều bí ẩn trong đó. Phía trên ba pho tượng là bức hoành phi sơn son thếp vàng, có bốn đại tự: “Uy phong lẫm liệt”. Riêng bức hoành phi này đặt ở chùa đã là một sự lạ. Bởi vì bốn chữ “Uy phong lẫm liệt” thường để ca ngợi những người anh hùng có nhiều võ công và thường được thờ ở đền thờ các vị anh hùng dân tộc, còn đây là ngôi chùa thờ Phật. Đến tượng Đức Ông lại càng lạ. Bức tượng này to bằng người thật, ngồi trên bệ sơn son, một chân để trong hài, một chân để ngoài rất tự nhiên.
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 3 phản hồi »
Đăng trong Chép sử | 8 phản hồi »

175. BÍ ẨN VỀ CÁI CHẾT CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

Posted by vietsuky on 12/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

BÍ ẨN VỀ CÁI CHẾT CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

KS. PHAN DUY KHA
Cái chết của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ mãi mãi để lại những nghi vấn cho hậu thế. Đó là cái chết đột ngột, bất ngờ, không bình thường, khi ông mới ở tuổi 40 và đang sung sức.
Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn) chép: “Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm vào lăng tẩm Liệt thánh. Một ngày kia, đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê. Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc áo trắng, cầm gậy sắt từ không trung đi đến, mắng rằng: “Ông cha mày đều sinh ở đất vua, mày sao dám mạo phạm vào lăng tẩm?”. Nói dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ ngã xuống bất tỉnh, hồi lâu mới tỉnh lại. Từ ấy bệnh ngày càng nặng…”
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 14 phản hồi »

174. THĂM ĐỀN RỒNG, NGHĨ VỀ SỐ PHẬN ÉO LE CỦA LÝ CHIÊU HOÀNG

Posted by vietsuky on 11/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

THĂM ĐỀN RỒNG, NGHĨ VỀ SỐ PHẬN ÉO LE CỦA LÝ CHIÊU HOÀNG

KS. PHAN DUY KHA
Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng nằm ở thôn Long Vĩ (Đuôi Rồng), thuộc xã Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Theo các nhà phong thủy thì khu đất này nằm ở đuôi con rồng mà đầu rồng ở chỗ lăng Phát Tích (lăng bà Phạm Thị Ngà, mẹ vua Lý Thái Tổ), nơi hội tụ của tám đường cao và tám dọc nước như những đầu rồng, gọi là “bát long bát thủ” (8 con rồng và tám cánh tay). Đền gồm một tòa tiền đường 5 gian và 1 gian hậu cung “chuôi vồ”. Trong hậu cung là điện thờ Lý Chiêu Hoàng, có tượng bà. Tượng Lý Chiêu Hoàng tạc một người phụ nữ còn trẻ (một cô bé?), nét mặt sinh động pha chút thơ ngây, đầu đội mũ kim khôi, mình khoác áo hoàng bào, ngồi trên ngai vàng. Trước điện có bức hoành phi ghi “Hậu triều Lý thị” (vua cuối triều Lý). Lý Chiêu Hoàng sinh ra và lớn lên giữa tâm của cơn lốc xoáy quyền lực và chính sức công phá của nó đã tạo ra số phận éo le, hết sức đặc biệt của bà.
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 7 phản hồi »

173. CÂY GẠO LÀNG DƯƠNG LÔI, SƯ VẠN HẠNH VÀ VUA LÝ CÔNG UẨN

Posted by vietsuky on 10/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

CÂY GẠO LÀNG DƯƠNG LÔI, SƯ VẠN HẠNH VÀ VUA LÝ CÔNG UẨN

KS. PHAN DUY KHA
Làng Dương Lôi trước kia có tên là hương Diên Uẩn (nay là xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh), cách Đình Bảng lkm về phía Đông Bắc. Nơi đây có cây gạo nổi tiếng sống hơn một ngàn tuổi. Có lẽ không có một cây đại thụ nào được sử sách nhắc đến nhiều như cây gạo này.
Nguồn gốc cây gạo làng Dương Lôi.
Đó là cây gạo do thiền sư La Quý An trồng vào năm 936 ở chùa Minh Châu. Sách Thiên Uyển tập anh viết: “Trước khi tịch, sư (tức La Quý An) gọi đệ tử là Thiển Ông đến bảo rằng:
Trước đây, Cao Biền đắp thành ở sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng vương giả bèn đào sông Điềm giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch, tất cả là 19 nơi. Ta đã sai Khúc Lãm đắp lại như cũ, lại trồng cây gạo ở chùa Minh Châu để trấn chỗ đất bị cắt long mạch, đời sau tất có bậc đế vương xuất hiện để vun trồng chính pháp của ta. Sau khi ta mất, người nên cho đắp đất, dựng nhiều bảo tháp, dùng thuật mà yểm tàng, không để cho người ngoài biết.
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 2 phản hồi »

172. ĐI TÌM NÚI NÙNG TRÊN ĐẤT THĂNG LONG

Posted by vietsuky on 09/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

ĐI TÌM NÚI NÙNG TRÊN ĐẤT THĂNG LONG

KS. PHAN DUY KHA
Nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, ngày 26 – 9 – 2000, Nhà nước chính thức mở cửa thành cổ Hà Nội cho khách tham quan. Nhắc đến Thăng Long ngàn năm văn vật, người ta thường nhắc đến núi Nùng sông Nhị. “Núi Nùng sông Nhị, chốn này làm ghi” (Chính khí ca). Sông Nhị là sông Hồng, ai cũng biết. Núi Nùng được nhắc đến không phải vì nó to lớn, mà vì nó là một ngọn núi thiêng. Vậy núi Nùng nằm ở đâu?
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 1 Comment »

171. TRIỆU ĐÀ LÀ CON CHÁU VUA HÙNG Ư?

Posted by vietsuky on 08/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

TRIỆU ĐÀ LÀ CON CHÁU VUA HÙNG Ư?

KS. PHAN DUY KHA
Vấn đế này lẽ ra khỏi cần bàn cãi. Tư Mã Thiên, trong Sử ký, đã khẳng định Triệu Đà là người Trung Hoa, quê ở huyện Chân Định (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, gần Bắc Kinh). Tư Mã Thiên đã dành hẳn cả một Liệt truyện để viết về nhân vật lịch sử này: “Vua Nam Việt họ Triệu tên Đà, người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Bấy giờ, nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để đưa những người bị đi đày đến ở lẫn với người Việt. Như thế được 13 năm. Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên thuộc quận Nam Hải” (Sử ký Tư Mã Thiên – Nam Việt úy Đà liệt truyện). Khi Nhâm Ngao (quan úy quận Nam Hải) ốm nặng sắp mất, đã làm giả chiếu chỉ (của nhà Tần) cho Đà làm công việc của quan úy quận Nam Hải thay mình. Từ đó, Triệu Đà dùng thế lực, uy hiếp các miền biên giới, mở rộng lãnh thổ. Nước Âu Lạc của An Dương Vương đã bị thôn tính trong thời gian này, bởi một “mẹo vặt” của Đà, cho con là Trọng Thủy ở rể để do thám tình hình triều đình Âu Lạc. Câu chuyện để lại một bài học nhớ đời về sự mất cảnh giác ”nuôi ong tay áo, nuôi cáo dòm nhà”. Từ xưa đến nay, trong sử sách cũng như trong tâm thức dân gian, đều cho Triệu Đà là người nước ngoài, là kẻ xâm lược. Điều đó tưởng chừng như không có gì phải bàn cãi thêm.
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 15 phản hồi »

170. VÌ SAO AN DƯƠNG VƯƠNG GẶP KHÓ KHĂN KHI XÂY THÀNH ỐC?

Posted by vietsuky on 07/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

VÌ SAO AN DƯƠNG VƯƠNG GẶP KHÓ KHĂN KHI XÂY THÀNH ỐC?

KS. PHAN DUY KHA
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thà nh ốc khác thường
Ngàn năm dấu tích chiến trường còn đây.
(Cao dao)
Theo truyền thuyết, vào cuối thời Hùng Vương, Thục Phán, thủ lĩnh của bộ lạc Nam Cương mấy lần đem quân xâm lấn Văn Lang nhưng đều bị quân của Hùng Duệ Vương mà tướng tổng chỉ huy là Tản Viên Sơn Thánh đánh bại. Nhưng vì Hùng Duệ Vương không có con trai nối ngôi nên theo kế của Tản Viên, để tránh một cuộc binh đao loạn lạc cho đất nước, Hùng Duệ Vương đã nhường ngôi cho Thục Phán (ở đây truyền thuyết có sự mâu thuẫn: đã đánh thắng sao lại còn cầu hòa, nhường ngôi?). Sau đó, Thục Phán đã lập cột đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh mà thề rằng: “Đời đời gìn giữ non sông miếu vũ của họ Hùng, nếu sai lời thề sẽ bị trăng vùi gió dập…”. Sự thật, chúng ta đã làm sáng tỏ là không có sự kiện nhường ngôi, mà chính Thục Phán đã tấn công vào kinh đô Văn Lang, bắt toàn bộ tông tộc của Hùng Duệ Vương đem về giết chết tại một địa điểm thuộc núi Sài, gần Loa Thành (sự kiện này đã được đề cập trong bài Thử vén màn huyền thoại An Dương Vương – TVMHTADV – TGM số 156).
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 3 phản hồi »

169. THỬ VÉN MÀN HUYỀN THOẠI AN DƯƠNG VƯƠNG

Posted by vietsuky on 06/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

THỬ VÉN MÀN HUYỀN THOẠI AN DƯƠNG VƯƠNG


Thành Cổ Loa
1. Đền An Dương Vương ; 2. Am Mị Cháu ; 3. Ngự triều di quy ; 4. Gò Ngự xạ đài; 5. cầu vực, nơi đào được Kho mũ tên đồng ; 6. Giếng Ngọc.
Cổ Loa thành ốc khác thường
Ngàn năm dấu tích chiến trường còn đây.
KS. PHAN DUY KHA
Cổ Loa thành ốc khác thường
Ngàn năm dấu tích chiến trường còn đây.
(Ca dao cổ)
Cũng như thời đại các vua Hùng, triều đại An Dương Vương được lịch sử ghi lại chủ yếu dựa vào truyền thuyết. Khác với thời các vua Hùng, các truyền thuyết về An Dương Vương xoay quanh một “thực thể” có thật – thành Cổ Loa. Người ta có thể thêu dệt nên huyền thoại nhưng không thể “bịa” ra cả một tòa thành. Thành Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) là chứng tích vật chất hùng hồn của triều đại An Dương Vương. Tương truyền Cổ Loa có chín vòng thành, nay còn lại dấu tích ba vòng. Thành nội hình chữ nhật, có chu vi l,6Km, cao 5m, mặt thành rộng l0m, chân thành từ 20 – 30m. Thành giữa hình đa giác, có chu vi 6,5km, cao 6 – 12m. Thành ngoại có chu vi 8km, cao trung bình 4 -5m (trải hơn 2.200 năm bị nắng mưa bào mòn và con người tàn phá mà thành còn như thế, chắc rằng khi mới xây dựng, thành rất hùng vĩ!). Nơi đây, Thục An Dương Vương và triều đình của ông trị vì quốc gia được 50 năm (257 – 208 trước Công nguyên)(1).
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 2 phản hồi »

168. THỬ GIẢI MÃ TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG

Posted by vietsuky on 05/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

THỬ GIẢI MÃ TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG

KS. PHAN DUY KHA
Cậu bé Gióng lên ba tuổi bỗng trở nên to lớn dị kỳ, cưỡi ngựa sắt, mặc giáp sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt. Đánh đuổi giặc Ân xâm lược. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên núi Sóc Sơn, bay về trời. Câu chuyện trên đã bị phủ một lớp sương mù huyền thoại dày đặc, nhưng nếu dùng nhãn quan ngày nay, chúng ta vẫn có thể thấy được cốt lõi của sự thật lịch sử…
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 6 phản hồi »

167. THỬ VÉN MÀN HUYỀN THOẠI CHỬ ĐỒNG TỬ – TIÊN DUNG

Posted by vietsuky on 04/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

THỬ VÉN MÀN HUYỀN THOẠI CHỬ ĐỒNG TỬ – TIÊN DUNG

KS. PHAN DUY KHA
Một nàng Mị Nương (tức công chúa) không thích sống gò bó trong cảnh cung vàng điện ngọc, lầu son gác tía ở kinh đô mà lại thích đi du ngoạn để tìm hiểu đất nước. Một chàng trai nghèo đến nỗi không có một mảnh khố che thân, hàng ngày phải ngâm mình dưới nước để đi ăn xin. Một mối nhân duyên kỳ lạ trên bờ lau bãi cát. Một chiếc nón úp lên đầu gậy, qua đêm bỗng biến thành một tòa lâu đài. Cũng tòa lâu đài ấy trong một đêm bỗng bay lên trời, để lại một cái đầm Nhất Dạ… Từ xưa, truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung (CĐT – TD ) vẫn lấp lánh trong tâm khảm chúng ta như một viên ngọc quý. với vẻ đẹp trinh nguyên buổi đầu lập quốc…
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 4 phản hồi »

166. LẠC LONG QUÂN – ÂU CƠ MỘT TRUYỀN THUYẾT ĐẸP CỦA DÂN TỘC TA

Posted by vietsuky on 03/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

LẠC LONG QUÂN – ÂU CƠ MỘT TRUYỀN THUYẾT ĐẸP CỦA DÂN TỘC TA**

KS. PHAN DUY KHA
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
(Ca dao)
Có lẽ trên thế giới, hiếm dân tộc nào cả nước cùng có chung một ngày giỗ Tổ như dân tộc Việt Nam: ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Truyền thuyết kể rằng: Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh một bọc trăm trứng, nở ra 100 ngươi con trai (50 người theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi). Qua một quá trình làm ăn sinh sống, dần dần 50 người con theo mẹ lên núi suy phục lẫn nhau, tôn người anh cả làm vua, đó là Hùng Vương thứ nhất, mở đầu cho triều đại các vua Hùng. Thiêng liêng thay hai tiếng “đồng bào” (cùng một bọc) khi chúng ta tự hào nhận mình là con Rồng cháu Tiên!
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 2 phản hồi »

165. NHỮNG LÀNG CỔ CÓ TÊN LÀ “KẺ”

Posted by vietsuky on 02/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

NHỮNG LÀNG CỔ CÓ TÊN LÀ “KẺ”

KS. PHAN DUY KHA
Kẻ là người, kẻ cũng là làng
Ngôn ngữ Việt cổ có từ kẻ mà ngày nay vẫn còn gây tranh cãi trong những người cầm bút. Thậm chí, có người từng lên án gay gắt việc dùng câu tục ngữ “Ăn qua nhớ kẻ trồng cây”. Theo quan điểm của những người này, thì kẻ là một từ chỉ người với nội dung xấu, như kẻ cắp, kẻ cướp, kẻ gian, kẻ thù. Vậy thì ta không thể dùng cụm từ “kẻ trồng cây” mà phải dùng cụm từ “người trồng cây” mới đúng chăng!
Đọc tiếp »
Đăng trong Sử liệu, Trao đổi | 4 phản hồi »

164. BÍ ẨN NHỮNG HÌNH KHẮC TRÊN ĐÁ Ở SA PA

Posted by vietsuky on 01/10/2012
NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

BÍ ẨN NHỮNG HÌNH KHẮC TRÊN ĐÁ Ở SA PA

KS. PHAN DUY KHA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét