Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

NHỮNG TIẾNG NÓI TRI ÂM (Góp nhặt những phản hồi về Phan Duy Kha trên các trang mạng)

. THƯ GỬI PHAN DUY KHA
Cám ơn Tac gia Phan Duy Kha, sự lưu ý của anh thăm xem bài tôi và gửi cho nhận xét chân thành như vậy là rất quý, bằng cả thang thuốc bổ để uống cho đỡ mệt mỏi mà làm việc. Anh cũng rõ là tôi để công khai bài này để “ngộ nhỡ” có ai quan tâm theo dõi thì họ có thể tham khảo dẫn dụng. Tôi cũng lường trước rằng lâu nay giới nghiên cứu của ta bàn nói rất vĩ mô về thời Hùng vương, nhưng có thể không ít người chưa bao giờ đọc cho trọn vẹn bản phả dân tộc này (có ai dịch cho đủ đâu mà đọc). Vì thế, một cách phi lợi nhuận tôi đã bỏ một ít công để làm xong (và công bố) văn bản quý đó. (Hiện tôi còn viết bài nghiên cứu giới thiệu văn bản và nội dung tác phẩm. Bài này phải “lai rai”dài dài ngày, có lẽ không nhanh đựoc). Như việc tôi đã làm đó có lẽ mọi người có thể thấy mục đích vì học thuật, nhưng hiện tôi chỉ mới có 02 bản Ngọc phả mà thôi. Tôi có một đề nghị là quý độc giả ai hiện có văn bản Ngọc phả có thể gửi bằng ảnh, hoặc bằng bản photo cho tôi để tôi tập hợp khảo cứu rồi công bố cả trên mạng cho người nghiên cứu tham khảo sử dụng. Như thế có ích cho học thuật. Trang nhà của anh có đăng bài của tôi, nếu anh giúp ghi cho mấy lời kính nhắn tin như vậy với độc giả thì rất tốt. Email và địa chỉ của tôi hình như tôi đã gửi báo với anh ở thư trước.
Chúc vui mạnh,
Ngô Đức Tho

Có một nhà nghiên cứu khá quen thạo đề tài này, tôi tuy chưa gặp mặt, nhưng đã có dịp có vài trao đổi ngắn với ông trên mạng. Tôi rất thú vị vì biết ông rât thú vị đối với việc tôi đang làm, đến mức bản dịch tôi thực hiện trên blog đựoc đoạn nào là ông tải ngay về trang của ông đoạn ấy. Hôm qua trước Noel mấy tiếng tôi làm xong bản dịch HVNP, sáng nay vào thăm trang của ông đã thấy ông loát đủ kèm theo một Comment nguyên văn như sau:
Ngọc phả Hùng Vương hiện lưu tại Bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ. Ngọc phả gồm 21 tờ, 42 trang chữ Hán. Tổng cộng gần một vạn chữ. Sau hơn nửa tháng (từ ngày 9 – 24. 12. 2011) miệt mài, cần mẫn, GS Ngô Đức Thọ đã dịch xong. Trong khoảng thời gian đó, cứ mỗi lúc ông dịch xong đoạn nào, tôi lại tải về đăng lên mạng của tôi đoạn ấy. Tôi đã từng nhiều lần sưu tầm nhưng chưa có một bản dịch Ngọc phả nào cho hoàn thiện. Thường thì người ta dịch từng đoạn , ai cần đoạn nào phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình thì dịch đoạn ấy.Đây là bản dịch đầy đủ nhất cho đến hiện nay mà tôi biết được. Một lần nữa, xin ghi công và cảm ơn GS Ngô Đức Thọ
                     (Phan Duy Kha- http://vn.360plus.yahoo.com/phan_duykha?l=f&id=1)
Người nghiên cứu đối với nhau, gửi cho những nhận xét chân thành đúng lúc như thế quả thật như cho nhau một thang thuốc bổ.
Đó là ông Phan Duy Kha xác minh cho tôi đựoc một điều: Bao nhiêu lâu rồi, thế mà chúng ta chưa có một công trình biên khảo nào về ngọc phả Hùng vương được công bố.
Ngô Đức Thọ
.
Cám ơn tình cảm của anh dành cho tôi.Anh em mình đồng hương, chả trách rất hứng thú tư liệu cổ nói vùng quê mình là “Cựu đô Ngàn Hống”!.Nhưng là chuyện nghiêm chỉnh chứ không phải hứng thú riêng!
Anh quê Song Lộc, chỗ có vẽ ngôi đình (phía bên trái) là đình làng Lam Kiều -hồi KC Chống Pháp tôi đi học trường Phan Đình Phùng ở Lạc Thiện đi qua luôn. Còn nhà tôi có lẽ anh biết rồi, ngay tại thị trấn Nghèn, đúng rìa phải của vòng tròn trên bản đồ (Cái vòng ấy là vẽ đại khái cho dễ hình dung thôi) Tôi không có các tác phẩm của anh, nhưng đã đọc bài Cố đô Ngàn Hống của anh anh ở blog của anh.Khi lập ý, trước khi có thư của anh -tôi đã nghĩ có lẽ nên viết trên đầu một câu đại khái là: Bài này muốn gửi đến ông Phan Duy Kha”. Anh bắt được bài của tôi ngay cả khi mới dựng đựoc một đoạn, đúng là có siêu việt ngoại cảm. Tiếp nữa, tôi vẫn để bức thư của anh trên bài, và chợt nghĩ ra là có thể viết tiếp bài này như cách bàn chuyện với anh là người quan tâm đề tài này có khi lại hay.
Nếu tiện anh báo cho tôi email của anh. Còn của tôi đã ghi bên dưới rồi,nhưng đây nhắc lại lần nữa:
Ngô Đức Thọ
*
22/2/2012
Kính gửi ông Phan Duy Kha,
Bài viết của ông về Hoàng đế Quang Trung giả ”  trên trang Blog của ông rất đặc sắc !
Ngày xưa những năm 40 ,tôi đã được đọc bài về Phạm Công Trị đóng giả Hoàng đế Quang Trung trong báo” Thứ Năm ” in hồi 1938 , nhưng họ viết đơn giản và không đủ lý luận ,tư liệu lịch sử ( được phân tích rất lô-gic , khoa học …) như ông !  Tất nhiên , hồi đó không thể có nhiều tư liệu và  Computer hiện đại như ông !
Tôi đọc nhiều bài ông viết , thấy ông  là người làm việc nghiên cứu có ” tinh thần xác minh sự thật “( tạm dịch các danh từ “esprit du doute “) mà chúng tôi đã được dạy ở trường Albert Sarraut ngày xưa : phải tự mình chứng mính sự thật để tìm ra điều đáng tin,không vội vàng tin theo những điều đã được nói !
Thật ra ,đó cũng là tinh thần đức Phật dạy chúng sinh mà những người làm khoa học chân chính đều biết rõ !
Tôi đã mạn phép ông gửi ngay bài đó cho bạn bè các nơi , các nước , họ sẽ nói người quen đọc …
Xin chúc mừng ông  Kha có bài giá trị ! Các bạn tôi đọc bài ông viết về các cụ Nguyễn Duy Thì , Nguyễn Duy Hiểu …và
ca ngợi nhiều ! Cảm ơn ông !
Ông có thể tập hợp các bài về lịch sử của ông in vào 1 tập sách ,để các lớp thanh niên sau này tham khảo !
Để rải rác trên các trang Blog cũng tốt , nhưng hơi…phí ! Không phải ai cũng sử được máy vi tính ! Kể cả mấy ông…trí
thức  chỉ quen nói , nói …điện thoại…và không chịu viết !
Chúng tôi vẫn đang tu sửa Đền Thờ cụ Nguyễn Duy Thì tại Thanh Lãng . Đã xong nhà Tiền tế ,nay đến phần Hậu cung …
Chúc ông và gia quyến vui mạnh !
Nguyễn An Kiều
(Trích thư của ông Nguyễn An Kiều, con trai cố Danh họa Nam Sơn, hậu duệ của các Cụ Nguyễn Duy Thì, Nguyễn Duy Hiểu, gửi tác giả)
*
Thật khâm phục chú Kha cả trí tuệ lẫn tâm huyết, nhờ chú mà cháu biết thêm về lịch sử Quê hương tổng Lai Thạch, trong đó có một số điều mà cháu thường quan tâm tìm hiểu. Chú tài thật biết được cả bia của chùa Gia Hưng ở núi Quỳnh Côi bia này hiện được họ Lê ở xóm Quỳnh Sơn (xóm 10) đem về ở khuôn viên nhà thờ họ Lê (bên cạnh nhà ông cu Lục); cái bia này dựng trên lưng con rùa, nhà cháu ở gần đó nên cũng đã từng tận mắt nhìn thấy từ khi bia còn ở vị trí cũ (sau kho cuốn – kho lương thực). Nếu cháu có những vấn đề cần tìm hiểu về đất Lam Kiều rất mong chú vui lòng giải đáp.
Trân trọng chào chú.
Cháu Võ Trí Hoàn ,đang định cư ở Gia Lai)
.
Chú Kha ơi ? theo lời truyền trong các cụ xưa: Cái bia ở chùa Gia Hưng, Nguyễn Thiếp có ghi trong bia “tru thằng Khả bắng bổ bia tao, phạt tam quan”. Đúng vậy sau này có trâu của một người tên Khả húc đỗ bia, làm bia nứt đôi và hiện ra dòng chữ “tru thằng Khả bắng bổ bia tao phạt tam quan” – làng phạt ba quan, nhưng nhà nghèo không đủ tiền chỉ gom được quan tám; hóa ra “tam quan” nói lái là “quan tám”. Theo sử sách thì Nguyễn Thiếp là người làng Nguyễn Xá-nhưng cháu không thấy một di tích gì về Nguyễn Thiếp. Nếu có di tích gì về Nguyễn Thiếp thì bây giờ thuộc xóm, xã nào hả Chú ?
.
Trong phần về Chợ Tổng: “…phố xá bán thuốc bắc của ông Chung Tràng Lưu”. Cháu xin thông tin thêm với chú: Ông Chung Tràng Lưu chính là cha đẻ của Võ Trí Hữu (Ủy viên TW Đảng), là ông nội của hai anh em ruột Võ Trí Thành (Phó viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW), thường hay lên truyền hình trong các chương trình về kinh tế và Võ Trí Tâm (Học TS rada tên lửa tại Liên Xô, thường tham gia các vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và Nga). Cả hai anh Tâm và Thành hiện đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội, hy vọng có dịp họp mặt đồng hương Can Lộc chú có thể giao lưu, gặp gỡ với người quê ta.
Chào chú. Cháu: Võ Trí Hoàn – Đang định cư tại Gia Lai.
*
Kính chào bác Phan Duy Kha !
Trước hết tôi xin phép được tự giới thiệu với bác tôi là hâu duệ đời thứ 22 của ngài Thủy tổ Nghệ An trại chủ, đời thứ 13 kể từ ngài Phan Chính Nghị của tộc Phan Phan Xá nhưng hiện nay đang công tác sinh sống ở xa quê, là một người đam mê với lịch sử, đặc biệt tấm lòng luôn hướng về cội nguồn, truyền thống tốt đẹp của dòng tộc.Vì vậy tôi hay “lang thang” tìm các thông tin trên mạng. Hôm nay tình cờ đọc được bài của bác đăng ngày 13.12.2010 viết về họ Phan của Bác, tôi thấy thật là may mắn, hiện tôi là một trong 14 người của tộc Phan Phan Xá được giao quyển Phổ hệ Tộc Phan Phan Xá-phái II do ông Phan Văn Tấn tục biên năm 2004 ( tiếc rằng nay ông đã mất). Tôi đã đọc kỹ phần viết về họ Phan ở Song Lộc Hà Tình nói về một nhánh họ Phan chạy lên vùng La Sơn-Lai Thạch:”Chí trung gian tạo biến hữu nhất chi xuất vu La Sơn Lai Thạch” và Gia phả họ Phan trên đó(Song Lộc) có câu mở đầu là: ” Tổ tiên ta nguyên trước đây ở xã Phan Xá, huyên Nghi Xuân di cư đến xã Nguyệt ao, thôn Nguyễn Xá, xóm Quỳnh Côi lập nghiệp”.Trong gia phả có ghi tên của bác đã liên lạc với ông Phan Tấn.
Tôi đã nhiều lần về quê nhân dịp lễ thủy tổ và biết là họ
Phan ở Song Lộc năm nào cũng cử đoàn về dự, tôi rất xúc động và cảm phục nhưng tiếc rằng chưa có điều kiện để diện kiến các bác. Nhân đây xin mạo muội hỏi và trao đổi với bác mấy điều là có gì mong bác lượng thứ và chỉ giáo: Thứ nhất: họ Phan Đại tôn ở Song Lộc hiện giờ thời ngài thủy tổ là ai ?bác có biết rõ họ Phan của bác lập nghiệp ở tổng Lai Thạch giai đoạn nào triều vua nào ? biết được thông tin như vậy và kết nối với các thông tin khác nữa tôi nghi chắc cũng dần dần tìm ra
Thứ hai:Xin hỏi việc Tiến sỹ Phan Đình Tá khi nhà Lê trung hưng đã hạch tôi ông vì theo Mạc và cà nhà bị tru di tam tộc có đúng không ? . Theo như gia phả họ Phan Phan Xá và trên thực tế thì con cháu của Ngài Phan Chính Nghị vẫn sinh sống bình thường ở quê khi Ngài bị Nhà Mạc ép ra kinh đô nhậm chức nên việc đàn áp truy nã ở vụ này chắc là không có ,
Thứ ba: Tôi muốn hỏi Đình nguyên thám hoa Phan Kính có phải người tộc Phan mình không ? Tôi đang phân vân họ Phan Song Lộc(của ngài Phan Kính) và họ Phan Phan Xá có phải là cùng một thủy tổ không ? là vì trong gia phả của ho Phan ( ngài Phan Kính) Song Lộc có ghi là con cháu của Ngài Nghệ An trại chủ tước Quan nội hầu thời nhà Trần quê ở xã Đa Hoạch huyện Thiên Lộc và trong gia phả tộc Phan Phan Xá(do ngài Phan Chính Nghị soạn) cũng ghi ” Thủy tổ là Thủ lĩnh Nghệ An trại chủ tước Quan nội hầu thời nhà Trần nguyên gốc ở xã Đa Hoạch huyện Thiên Lộc, khi ngài ra làm quan một số con cháu ở theo ngài ra Nghi xuân lập nghiệp đa số ở lại quê..” .Nhưng trong phổ hệ tộc Phan Phan Xá ghi ngài sinh được 2 con trai là ngài Quang và ngài An(hai ngài đều cư trú ở Nghi Xuân) không nói đến con cháu ở quê Đa Hoạch, có thể trong gia phả chỉ ghi tên con cái theo ngài ra Nghi Xuân thôi,
Trên đây có vài dòng mạo muộilàm phiền bác. Một lần nữa có gì không phải mong bác thông cảm và thứ lỗi. Hy vọng được bác giành chút thời gian xem qua.
kính chúc bác và gia đình mạnh khỏe. gặp nhiều điều tốt lành
Quảng Trị, ngày 04 tháng 6 năm 2014
Phan Xuân Phúc
.
Chú Duy Kha kính mến !
Xét theo quan hệ đồng tộc thế thứ và tuổi tác cho phép cháu được đổi lại cách xưng hô cho phù hợp, đúng “tôn ti trật tự” có được không ạ ( cháu năm nay 50 tuổi).
Cháu chân thành cảm ơn nội dung phản hồi của chú, rất hay và bổ ích. Cháu rất mong được thường xuyên liên lạc và nhận được nhiều ý kiến quí báu của chú về những vấn đề đáng quan tâm.
Cháu đã đọc nhiều bài viết của chú về lịch sử, thời sự… và lấy làm tâm đắc lắm
Cháu: Phan Xuân Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét