Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

GIẢ THUYẾT VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA QUỐC GIA VIỆT THƯỜNG TRONG BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC


KS. PHAN DUY KHA

“Đời Đào Đường, Nam di có Việt Thường thị (VTT) qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thẩn. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa” (Sách Thông Chí -Trịnh Tiêu đời Tống).
Bùi Dương Lịch (1757 – 1828) – một nhà thơ, đồng thời là nhà biên khảo lịch sử. Ông đỗ Hoàng giáp khoa thi cuối cùng của triều Lê (1787). Tác phẩm của ông để lại cho đời rất nhiều, trong đó có cuốn Nghệ An ký. Đây là một cuốn địa chí viết về địa phương tương đối kỹ. Trong tác phẩm này Bùi Dương Lịch cố gắng chứng minh rằng đã từng tồn tại một “quốc gia” Việt Thường trong lịch sử. Ông cũng đã có công xác định giới hạn địa lý của quốc gia nói trên. Chúng tôi không có tham vọng chứng minh tiếp nối những luận điểm về “quốc gia” Việt Thường của ông. Ở đây, chỉ xin được nêu một số nét về vùng đất mà trên đó tộc người Việt Thường xưa đã từng sinh sống.


Biên giới “quốc gia” Việt Thường – theo Bùi Dương Lịch – về phía Bắc đến địa giới phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, về phía Nam đến đèo Hải Van ngày nay. Như vậy theo xác định của Bùi Dương Lịch “quốc gia” Việt Thường nằm trọn trong vùng Khu Bốn cũ (KBC). Luận cứ của Bùi Dương Lịch dựa vào kho tàng thư tịch cổ, ngoài ra ông không có căn cứ gì hơn. Ngày nay, bằng những hiểu biết về địa lý, dân cư, ngôn ngữ… chúng ta thử khảo sát xem vùng này có gì đặc biệt so với các vùng khác trên đất nước ta?
Chắc bạn đọc đã có ít nhất một lần trong đời ngồi tàu hỏa xuyên Việt. Trên đường sắt qua các ga, không cần rời tàu, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi âm sắc và giọng nói của các miền dọc chiều dài đất nước (nhờ lời rao hàng tại các ga) Có lẽ như người ta nhận xét, không vùng nào trên nước Việt Nam có chất giọng khác biệt và dễ nhận thấy như vùng KBC. Đó là vùng có chất giọng nặng, dấu ngã (~) và dấu nặng (.) không phân biệt, đồng thời có rất nhiều từ địa phương. Đến mức nếu chúng ta tự nhiên lạc vào một miền quê nào đó của KBC thì ít nhất cũng phải” có một người đi theo để giúp đỡ “phiên dịch” (ở đây không kể những người đi xa làm ăn sinh sống ở các vùng khác đã bị “pha” tiếng).
Trên đất nước ta, KBC là vùng đất còn bảo lưu, bảo tồn được nhiều vốn từ Việt cổ nhất. Có những từ tưởng chừng như đã có từ khi mới xuất hiện ngôn ngữ của dân tộc: mói = muối; mọi = muỗi; nôốc = thuyền… Từ Bắc KBC đi xuôi về Nam KBC, chất giọng và từ ngữ có đôi chút khác biệt, nhưng vẫn cùng chung một loại từ mô, tê, răng, rứa (mô = ở đâu; tê = ở kia; răng = làm sao; rứa = như thế). Phải chăng sự giống nhau đó là do nguồn gốc chung của cùng một loại ngôn ngữ cổ xưa của bộ tộc Việt Thường thị? Có một điều: Bùi Dương Lịch không xét về mặt phong tục, tập quán và ngôn ngữ nhưng giới hạn địa lý về vùng đất VTT của ông đưa ra rất trùng hợp với vùng đất KBC của chúng ta bây giờ. Loại ngôn ngữ cổ xưa này là vốn từ quý mà chúng ta còn lưu giữ được. Do càng ngày càng thuận tiện về giao thông, do sự giao lưu về văn hóa với khắp mọi miền, vốn từ cổ này sẽ càng ngày càng ít đi. Vì vậy, theo chúng tôi, cần có công trình khảo cứu vốn từ cổ nói trên, nhằm bảo lưu kho tàng ngôn ngữ dân tộc.
Trong văn chương, tùy từng trường hợp cụ thể, chính những từ cổ này đã làm giàu, làm đẹp cho thơ văn của ta rất nhiều. Trần Hữu Thung, tác giả bài Thăm lúa, có những câu: “Qua cánh đồng tắt ngang Đến bờ ni anh bảo…”. Hay tác giả Hồng Nguyên với bài Nhớ nổi tiếng trong thời chống Pháp, có những câu: “Đằng nó vợ chưa?/ Đằng nớ?Tớ còn chờ độc lập!/ Và cả lũ cười vang bên ruộng bắp/ Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu”.
Bạn thử thay những từ ni, nớ, o trong những câu trên mà xem, chúng ta sẽ được những câu thơ trên mà xem, chúng ta sẽ được những câu thơ vô hồn! Đặc biệt, nhà thơ Tố Hữu còn đưa nguyên cả một cụm từ, thậm chí cả một câu toàn từ địa phương vào thơ:’ “Gan chi gan rứa mẹ nờ?(Mẹ Suốt). Hoặc: “Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ” (Bài ca quê hương).
Thử hỏi chúng ta có thể thay những cụm từ trên của ông bằng những từ phổ thông được không. Tất nhiên, chúng ta không đề cao việc lạm dụng ngôn ngữ địa phương trong văn học.
Nó cũng như con dao hai lưỡi: dùng đúng chỗ sẽ rất đắc địa, dùng không đúng chỗ sẽ ngô nghê, dùng nhiều quá sẽ nhàm chán, nặng nề, gây khó hiểu cho người đọc. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn trích dẫn một số ví dụ để nêu lên bản sắc rất riêng của ngôn ngữ vùng này. Phải chăng bản sắc rất riêng đó có nguồn gốc sâu xa từ thời kỳ VTT?
Qua tìm tòi, chúng tôi thấy có rất nhiều từ cổ địa phương KBC trùng hợp kỳ lạ với ngôn ngữ của đồng bào Mường. Xin trích một ít thí dụ để tham khảo (xem bảng).
Ở đây, có thể có một số từ mà ngày nay ngay đồng bào KBC cũng không dùng nữa, hay chỉ một đôi vùng còn dùng. Ví dụ trường hợp số 8: ở phía Bắc KBC rất ít vùng dùng, nhưng ở Nam KBC lại dùng rất nhiều (nhất là Quảng Bình) nhưng lại có rất nhiều truyền thuyết. Điều đó chứng tỏ rằng nó đã xuất hiện cuối cùng trong ba thời kỳ trên và kéo dài không lâu (vì vậy thư tịch nước ngoài ít chú ý đến và cũng không có sự kiện đi sứ nào).
STT
Từ Mường
Từ KBC
Từ phổ thông
Dùng trong
1
đâm
đâm
giã
giã gạo
2
chị, cô
chị gái, cô gái
3
ca
ga
con gà
4
nấc
nấc
nước
Nước uống
5
eng
enh
anh
anh em
6
lọ
lúa
thóc lúa
7
mạng
mọng
miệng
mồm miệng
8
po
bo
bố
bố mẹ
9
nhói
nhói
chơi
chơi bời
10
cơn
cơn
cây
Cây cối
Chúng tôi cho rằng có sự tương đồng giữa những từ cổ địa phương KBC với ngôn ngữ dân tộc Mường vì cả hai tộc này có nguồn gốc chung, đó là cư dân VTT xưa. Và như đã phân tích, vào thế kỷ 7 trước CN, khi các vua Hùng thu nạp đất đai của bộ lạc này vào quốc gia Văn Lang thì phần lớn cư dân ở đây đã di cư lên miền núi và là tổ tiên của dân tộc Mường ngày nay. Số còn lại hòa nhập với cư dân Văn Lang của vua Hùng, là dân tộc Việt.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số kết luận:
  1. Trước thời các vua Hùng, vùng đất KBC là địa bàn sinh sống của cư dân VTT. Trong lúc ở miền Bắc còn là các bộ lạc nhỏ, riêng lẻ: bộ Rồng, bộ Chim, bộ Dâu, bộ Rùa… (Theo GS. Trần Quốc Vượng) thì ở KBC đã xuất hiện một bộ tộc Việt Thường có nền văn minh cao, đã có chữ viết. Chúng ta không loại trừ khả năng ở đây đã hình thành nhà nước phôi thai (bởi có quốc gia thì mới có sự kiện cử người đi sứ thông hiếu với các quốc gia khác!) như Bùi Dương Lịch đã chứng minh.
  2. Vào khoảng thế kỷ 7 trước CN, các vua Hùng đã thu nạp phần đất phía Bắc của bộ tộc này vào lãnh thổ quốc gia Văn Lang. Ở phía Nam, đất đai của VTT được sáp nhập vào quốc gia Lâm ấp (sau này là Hoàn Vương, Chiêm Thành). Vì vậy, ngôn ngữ, phong tục của Bắc KBC và Nam KBC có khác nhau do quá trình sinh sống ở hai “đất nước” khác nhau trong một thời gian dài. Giới hạn của hai khu vực này là Đèo Ngang ở phía Nam Hà Tĩnh.1944857158_4
  3. Vào thế kỷ II, vua Chiêm Thành là Chế Củ đem quân xâm phạm biên giới Đại Việt, bị vua Lý Thánh Tông  đánh và bắt được. Chế Củ phải đem ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) dâng cho Đại Việt mới được thả về. Như vậy, đã thu lại được hơn một nửa của nửa phía Nam VTT vào đất nước. Đến đầu thế kỷ 14, vua Chiêm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý cho ta (tức Thuận, Quảng: Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay) để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần’2‘. Như vậy, sau bao thế kỷ, cuối cùng, toàn bộ đất đai VTT lại trở về sum họp dưới một quốc gia chung Đại Việt.
  4. Những từ địa phương KBC và những từ ngữ của dân tộc Mường đồng âm, nghĩa (mà chúng tôi đã trích một số làm thí dụ) là ngôn ngữ cổ của cư dân VTT. Chúng ta nên có những công trình nghiên cứu đi sâu tìm tòi những từ ngữ chung này, qua đó có thể khôi phục được ngôn ngữ CỔ VTT ngày xưa.
Dùng 35 chữ cái của chữ Mường cổ – mà Nguyễn Đổng Chi đã sưa tầm – để ghi những âm này: phải chăng chúng ta sẽ khôi phục được lối chữ khoa đầu mà bộ tộc Việt Thường từng ghi trên mai rùa, đã được phản ánh trong thư tịch cổ Trung Hoa?
«1» <2>  Theo Đai Viêt sử ký toàn thư
* Nguồn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ.
*

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét