Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

NHỮNG BÀI VIẾT LỊCH SỬ VÀ PHẢN BIỆN

486034642_8 

Tôi viết nhiều về đề tài Lịch sử.Các bài viết lại thường lật lại các vấn đề mà tôi cho là chưa thấu đáo. Vì vậy , người đồng tình cũng nhiều mà người phản đối cũng không hiếm. Người đời thường rất quan ngại khi đọc những ý kiến phản biện trái chiều với quan điểm của mình, chứ đừng nói đến chuyện đăng lại những ý kiến đó. Riêng tôi thì không ngại. Trang này dành để đăng lại những bài viết, những luận điểm mà các nhà nghiên cứu, các bạn đọc phản biện lại các bài viết, các công trình nghiên cứu của tôi. Tôi không có ý định tranh luận, trao đổi ở đây, vì như vậy sẽ trùng lặp lại ý của những bài viết của mình đã Pots trước đây. Nếu bạn quan tâm thì xem lại các bài viết của tôi đối với từng chủ đề mà tôi đã trích dẫn ở đầu mỗi bài viết…


Phan Duy Kha
*
VẤN ĐỀ CỔ SỬ VIỆT NAM
Tác giả Thiên Sứ  là người quan tâm đến cổ sử Việt Nam. Trên trang mạng Diễn Đàn Lý Học Phương Đông có đăng một bài viết dài của ông có nhan đề TÍNH BẤT HỢP LÝ VÀ PHI KHOA HỌC CỦA NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN VĂN HÓA SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT trong đó ông phê phán hầu hết quan điểm , luận điểm của các vị  Giáo sư đầu ngành như GS Trần Quốc Vượng, GS Lê Văn Lan, GS Hà Văn Tấn, GS Hoàng Xuân Chinh…. Về phần tôi, Phan Duy Kha, tác giả cũng dành cho một bài viết dài, bài số 10 trong chuyên đề này. Sau đây là toàn văn bài viết dành cho tôi, (có thể xem lại tại địa chỉ: diendan.lyhocdongphuong.org.vn)
*
Kính thưa quí vị quan tâm.
Đây là bài thứ 10 trong bộ sưu tập: “Những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống”. Theo thông lệ, tôi lại đưa nguyên văn bài viết này lên đây trước khi tham khảo để quí vị quan tâm có điều kiện thuận lợi quán xét các vấn đề liên quan.
*
Những Làng Cổ Có Tên Là “Kẻ”
Phan Duy Kha tổng hợp
Dongtac.net
Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng ta thấy có một hiện tượng đặc biệt. Đó là tên nhiều làng có từ “kẻ”. Thí dụ, ngay tại Hà Nội có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo… Kẻ là người, kẻ cũng là làng
Ngôn ngữ Việt cổ có từ kẻ mà ngày nay vẫn còn gây tranh cãi trong những người cầm bút. Thậm chí, có người từng lên án gay gắt việc dùng câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Theo quan điểm của những người này thì kẻ là một từ chỉ người với nội dung xấu, như kẻ cắp, kẻ cướp, kẻ gian, kẻ thù… Vậy thì không thể dùng cụm từ “kẻ trồng cây” mà phải dùng cụm từ “người trồng cây” mới đúng chăng!
Thực ra, trong kho tàng ngôn ngữ Việt cổ, ông cha ta dùng hai từ kẻ và người không hề phân biệt. Có thể dẫn chứng hàng loạt thành ngữ, tục ngữ để minh chứng cho điều này. Thí dụ: kẻ trên người dưới; kẻ trước người sau; kẻ cười người khóc; kẻ tám lạng người nửa cân; kẻ vào người ra; kẻ ở người đi; kẻ giàu người nghèo… Trong tất cả những thành ngữ, tục ngữ đó, kẻ và người được đặt ngang nhau và nếu ta đem hoán vị giữa hai từ kẻ và người, ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ đó cũng không thay đổi. Vì vậy, chúng ta có thể yên tâm đặt một dấu “bằng” giữa kẻ và người (kẻ=người) mà không hề phải phân vân gì.
Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng ta thấy có một hiện tượng đặc biệt. Đó là tên nhiều làng có từ “kẻ”. Thí dụ, ngay tại Hà Nội có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo… Có một điều chung nhất trong tất cả các làng mang tên kẻ này, đó đều là những làng cổ. Theo ý nghĩa của ngôn từ Việt cổ, có thể hiểu từ kẻ ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Thí dụ, Kẻ Noi = Người (ở làng) Noi; Kẻ Mọc = Người (ở làng) Mọc; Kẻ Bưởi = Người (ở làng) Bưởi… Để đơn giản, người ta hiểu: Kẻ Noi = làng Noi; Kẻ Mọc = làng Mọc; Kẻ Bưởi = làng Bưởi… Như vậy, ở đây kẻ được đồng nhất với làng.
Khi các triều đình phong kiến Trung Hoa sang xâm lược nước ta, để tiện lợi cho việc ghi chép vào giấy tờ, sách vở (theo chữ Hán), mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán – Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên, một tên Nôm (kèm Kẻ) và một tên chữ. Những làng ra đời trong thời kỳ phong kiến thường chỉ có tên chữ, không có tên nôm và không có Kẻ. Đó là tiêu chí để ta phân biệt những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc và những làng mới được thành lập sau này.
Trong việc đặt tên làng xã của Việt Nam, ta lại thấy có hiện tượng đặt tên làng theo tên dòng họ, như Nguyễn Xá, Hoàng Xá, Phan Xá, Bùi Xá… Xá là một từ Hán – Việt chỉ nơi cư trú: Nguyễn Xá là nơi cư trú của những người họ Nguyễn, Hoàng Xá là nơi cư trú của những người họ Hoàng… Trong những làng mang tên Xá như vậy cũng có những dòng họ khác sinh sống. Tuy nhiên, dòng họ mà làng mang tên dòng họ lớn nhất, có vị thế chủ đạo, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của cả làng. Từ nguồn gốc hình thành và tên gọi của nó, các làng mang tên Xá không thể ra đời trước thời điểm các triều đình phong kiến Trung Hoa sang đô hộ nước ta. Như vậy, trong hệ thống địa danh các làng cổ Việt Nam, những làng có Kẻ là những làng xuất hiện sớm nhất. Có thể coi đó là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước. Trong một cuốn địa chí văn hóa của xứ Thanh, làng có Kẻ chiếm 24%; làng không Kẻ chiếm 76% (trong đó bao gồm làng có Xá, làng do di dân lập ấp trong thời phong kiến, làng do đất phong và các trại khai hoang xưa, nay đã thành làng). Như vậy, với một vùng đất cổ như Thanh Hóa, có đến 24% số làng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước.
Sự phân bố các làng Kẻ trên bản đồ Việt Nam
Những vùng làng có tên Kẻ được tập trung vào ba trung tâm chính:
1. Trung tâm núi Hồng – sông Lam: Đây là một vùng có nhiều làng cổ có tên là Kẻ. Phạm vi những làng này nằm trong vùng đồng bằng và vùng ven chân núi phía nam Nghệ An, phía bắc Hà Tĩnh mà dày đặc nhất là vùng ven núi Hồng – sông Lam. ở đây có những huyện mà số làng tên Kẻ chiếm đến 2/3 (tức hơn 60%) tổng số các làng, như huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu (Nghệ An) có nhiều làng Kẻ. Các di tích khảo cổ chủ yếu như Thạch Lạc, Làng Vạc, Quỳnh Văn nằm trong phạm vi vùng Kẻ này. Đi về phía nam, các làng Kẻ ít dần. Vùng Bình – Trị – Thiên cũng có Kẻ nhưng thưa thớt hơn. Phía nam đèo Hải Vân, các Kẻ còn thấy xuất hiện đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi
2. Trung tâm Đông Sơn (Thanh Hóa): Đây cũng là một vùng dày đặc các làng tên Kẻ. Phạm vi bao gồm các huyện nằm ven chân núi và vùng đồng bằng sông Mã, sông Chu như: Đông Sơn, Thiệu Yên, Triệu Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hà Trung, Nông Cống. Các làng Kẻ làm thành một vệt liên tục từ Kẻ Don (Vĩnh Lộc) xuống Kẻ Đàng (Thiệu Yên). Các di tích khảo cổ chủ yếu của thời đại đồng thau như Đông Sơn, Thiệu Dương, Hoằng Hóa… nằm trong phạm vi khu vực này. Có một điều đặc biệt lý thú là toàn bộ huyện Nga Sơn không hề có một làng tên Kẻ nào (trong lúc đó, các huyện bên cạnh đều có làng Kẻ!). Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết Mai An Tiêm: vào thời vua Hùng, toàn bộ vùng này đang nằm sâu dưới biển, chỉ nhô lên một vài hòn đảo (Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang ở Nga Sơn theo truyền thuyết).
3. Trung tâm Việt Trì – Phong Châu: Đây là trung tâm của thời kỳ các vua Hùng. Những làng mang tên Kẻ ở đây phân bố ven theo chân núi Ba Vì, Tam Đảo và dọc theo châu thổ sông Hồng từ Phong Châu, Việt Trì xuống đến phạm vi thủ đô Hà Nội. Các huyện Phong Châu, Thanh Sơn, Sông Thao, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Lạc, Mê Linh (Vĩnh Phúc), Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội) đều có nhiều làng Kẻ. Những làng có đền thờ các nhân vật thời Hùng Vương, những làng lưu truyền các truyền thuyết về các tướng tá thời Hùng, thường là những làng mang tên Kẻ. Những di chỉ khảo cổ chủ yếu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun… nằm trong khu vực này. Đền Hùng ở cạnh một làng mang tên Kẻ: Kẻ Khống (Chu Hóa, Phong Châu); Cổ Loa là Kẻ Chủ; quê hương của người anh hùng Thánh Gióng là Kẻ Đổng (Phù Đổng, Gia Lâm). Toàn bộ vùng Kẻ ở khu vực này tạo thành một hình tam giác, lệch về góc đông nam. ở rìa của góc đông nam đó là vùng Trâu Sơn – Phả Lại, là nơi kẻ thù thường xâm phạm. Đó chính là bối cảnh của chiến trường Thánh Gióng đánh giặc Ân trong truyền thuyết. Vùng đất thủ đô Hà Nội cũng là một vùng đất cổ, trên đó dày đặc các làng có tên Kẻ như chúng tôi đã trích dẫn ở phần đầu. Có nhiều Kẻ ở ngoại thành, có những Kẻ bây giờ thuộc nội thành như Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ…
Ở phía nam Hà Nội vắng hẳn các làng tên Kẻ. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì cách đây 3.000 năm, đường bờ biển ở vào khoảng Chương Mỹ, Thường Tín, nối đến thành phố Hải Dương ngày nay (lúc ấy, vùng núi đá vôi Nho Quan – Ninh Bình có phong cảnh như vịnh Hạ Long bây giờ). Cách đây 2.000 năm, đường bờ biển lùi xuống Ninh Bình, Nam Định. Như vậy thì vào thời Hùng Vương, vùng đất phía nam Hà Nội đang là bãi cát bồi ven biển, chưa được khai phá. Điều đó cắt nghĩa vì sao ở đây không có các làng tên Kẻ. Điều này cũng phù hợp với truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung: đây là lãnh thổ đang “tranh chấp” giữa con người và thiên nhiên, chưa có những khu vực dân cư ổn định (các tên Chử Xá, Dạ Trạch là các tên Hán – Việt do đời sau đặt).
Kinh đô Văn Lang
Trong thư Hoài Nam Vương gửi Hán Vũ Đế (thế kỷ 2 trước Công nguyên) có ghi: “Nam Việt không phải là nơi ấp lý có thành quách. Họ ở trong khoảng khe suối, ở giữa rừng tre” (Hoài Nam Tử). Có thể thấy: ngay từ xưa, người Việt đã ở trong các làng có lũy tre dày đặc bao bọc (người Trung Hoa nhìn từ ngoài vào, không hiểu, cho là rừng tre). Tre là lũy để bảo vệ an toàn cho các Kẻ, chứ không cần phải thành quách. Với trình độ kỹ thuật quân sự xưa, chỉ có tên tre và mũi lao, mũi giáo bằng đồng thì lũy tre dày đặc bao quanh các Kẻ quả là kiên cố. Bên trong các Kẻ đó lại có các lũy tre phân chia từng gia đình thành từng ô nhỏ. Vì vậy, nếu kẻ thù đột nhập vào đây sẽ như lọt vào trận đồ bát quái, khó có thể tìm được lối ra và sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: vào thời kỳ Hùng Vương, người Việt chưa có thành quách và cũng không có nhu cầu xây đắp thành. Ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có thể cũng chỉ là một Làng Lớn (Làng Cả – Kẻ Cả) mà thôi (các nhà khảo cổ cho rằng khu di tích Làng Cả – Việt Trì chính là kinh đô Văn Lang xưa).
Tất nhiên, vào thời vua Hùng không phải chỉ có Kẻ. Kẻ chỉ ở đồng bằng và vùng đồi núi thấp. ở những vùng cao có các bản, mường. Ngay gần kinh đô Văn Lang cũng có rất nhiều bản, mường của người Mường, người Dao. Có thể nói: những kẻ, bản, mường đó là những tập hợp cư dân, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời kỳ Hùng Vương dựng nước.
Phan Duy Kha tổng hợp
ẤN TƯỢNG VỚI PHAN DUY KHA
Cũng như với Trần Quốc Vượng, tôi chưa hề gặp người này, mà chỉ biết cái tên ông ta qua những bài viết liên quan đến cổ sử Việt khi sưu tầm tư liệu để viết sách trước đây. Người này viết khá nhiều bài trên tờ “Thế Giới Mới” trong chuyên mục của tập san này là “Nhìn lại lịch sử” vào khoảng từ 97 đến những năm sau đó. Có thể nói rằng, những bài viết của ông ta gây sự xúc phạm mạnh mẽ đến ý thức về cội nguồn dân tộc trong tôi. Vài năm sau, tập san Thế Giới Mới sau này giành hằn một buổi tọa đàm và tôn vinh người này như là một người dũng cảm, dám xét lại cội nguồn truyền thống dân tộc Việt. Vào khoảng năm 99 đến 2000, tôi có tóm tắt và trích gửi lên Thế Giới Mới một bài viết nhằm minh chứng những giá trị truyền thống Việt. Tất nhiên bài này không được đăng. Nếu có điều kiện, quí vị có thể tham khảo những bài viết của Phan Duy Kha trên Thế Giới Mới trong các năm nói trên. Tôi rất tiếc là trong lúc không lấy gì làm dư dả lắm, vợ tôi đã bán toàn bộ những cuốn Kiên Thức Ngày Nay và Thế giới mới mà tôi sưu tập trong nhiều năm – khoảng gần 100 cuốn với giá 30. 000 VND vào năm 2003. Đây là con số rất chính xác, vì ấn tượng sâu sắc trong hoàn cảnh bấy giờ buộc tôi phải chấp nhận bán. Nếu không thì chắc chắn những bài viết “pha học” đó sẽ được đánh máy và đưa vào bộ sưu tập trong topic “Những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt”.
Chính vì vậy, tôi rất nhậy cảm với danh từ riêng Phan Duy Kha. Cho đến khi hội thào thơ Ngân Giang gần đây, tôi được mời tham gia với tư cách là thành viên trong gia đình Ngân Giang và được khuyến khích viết một bài tham gia với các cao nhân, trí giả Bắc Hà. Nhưng do tình cờ, tôi thấy trong danh sách những bài tham luận có tên tác giả Phan Duy Kha. Sau khi tìm hiểu qua ban tổ chức, tôi biết Phan Duy Kha có bài tham luận trong hội thảo thơ Ngân Giang và Phan Duy Kha viết bài trên Thế Giới Mới chỉ là một người. Tôi xin rút lui không tham gia – dù chỉ với tư cách là khách đến ngồi nghe trong hội thảo thơ Ngân Giang.
Cuối cùng, tôi vẫn tham gia hội thảo và không có Phan Duy Kha. Tôi hỏi anh tôi: “Em có cực đoan quá không?”. Anh btôi nói: “Chú rất cương quyết với quan điểm của chú!”.
Dù gọi là cái gì: Cương quyết hay cực đoan, thì đấy là sự thật đã xảy ra. Về quan hệ cá nhân thì tôi không có mâu thuẫn gì về quyền lợi với họ. Thậm chí chưa gặp dù chỉ một lần.
Kính thưa quí vị quan tâm
Không phải ngẫu nhiên mà tôi xếp bài này vào topic “Sưu tầm những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt”. Mới nhìn qua thì dễ lầm tưởng ông Phan Duy Kha chỉ phân tích từ “kẻ” trong mối liên hệ với làng cổ Việt. Rất hiền lành. Nhưng rất tiếc, ngoài cái vỏ hiền lành đó lại là sự phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống Việt. Điều này sẽ được chứng minh ngay trong bài viết này – hoặc loạt bài viết này.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
*
PHẢN BIỆN BÀI VIẾT CỦA PHAN DUY KHA
Ngay từ cái tựa, ông Phan Duy Kha viết:.
Quote
Những Làng Cổ Có Tên Là “Kẻ”
Phan Duy Kha tổng hợp
Dongtac.net


Kẻ là một danh từ chung. Vậy làm sao lại đặt cái tựa khó hiểu như vậy?
Quote
Những làng cổ có tên là “Kẻ”.
Vậy làng cổ nào có tên là “Kẻ”? Xem cả bài viết chẳng thấy ông Phan Duy Kha dẫn được một làng cổ nào là “Làng Kẻ” cả. Nhưng thôi. Coi như là chuyện “sai chính tả” bỏ qua chuyện này. Bây giờ chúng ta xem xét những nội dung của bài viết:

Quote
Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng ta thấy có một hiện tượng đặc biệt. Đó là tên nhiều làng có từ “kẻ”. Thí dụ, ngay tại Hà Nội có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo… Kẻ là người, kẻ cũng là làng
Ngôn ngữ Việt cổ có từ kẻ mà ngày nay vẫn còn gây tranh cãi trong những người cầm bút. Thậm chí, có người từng lên án gay gắt việc dùng câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Theo quan điểm của những người này thì kẻ là một từ chỉ người với nội dung xấu, như kẻ cắp, kẻ cướp, kẻ gian, kẻ thù… Vậy thì không thể dùng cụm từ “kẻ trồng cây” mà phải dùng cụm từ “người trồng cây” mới đúng chăng!
Thực ra, trong kho tàng ngôn ngữ Việt cổ, ông cha ta dùng hai từ kẻ và người không hề phân biệt. Có thể dẫn chứng hàng loạt thành ngữ, tục ngữ để minh chứng cho điều này. Thí dụ: kẻ trên người dưới; kẻ trước người sau; kẻ cười người khóc; kẻ tám lạng người nửa cân; kẻ vào người ra; kẻ ở người đi; kẻ giàu người nghèo… Trong tất cả những thành ngữ, tục ngữ đó, kẻ và người được đặt ngang nhau và nếu ta đem hoán vị giữa hai từ kẻ và người, ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ đó cũng không thay đổi. Vì vậy, chúng ta có thể yên tâm đặt một dấu “bằng” giữa kẻ và người (kẻ=người) mà không hề phải phân vân gì.
Nghiên cứu địa danh các làng xã cổ xưa của người Việt, chúng ta thấy có một hiện tượng đặc biệt. Đó là tên nhiều làng có từ “kẻ”. Thí dụ, ngay tại Hà Nội có Kẻ Noi (Cổ Nhuế), Kẻ Mọc (Nhân Mục), Kẻ Cót (Yên Quyết), Kẻ Mẩy (Mễ Trì) rồi Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ, Kẻ Giàn, Kẻ Cáo… Có một điều chung nhất trong tất cả các làng mang tên kẻ này, đó đều là những làng cổ. Theo ý nghĩa của ngôn từ Việt cổ, có thể hiểu từ kẻ ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Thí dụ, Kẻ Noi = Người (ở làng) Noi; Kẻ Mọc = Người (ở làng) Mọc; Kẻ Bưởi = Người (ở làng) Bưởi… Để đơn giản, người ta hiểu: Kẻ Noi = làng Noi; Kẻ Mọc = làng Mọc; Kẻ Bưởi = làng Bưởi… Như vậy, ở đây kẻ được đồng nhất với làng.
Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học. Bởi vậy những từ chuyên môn về ngôn ngữ học tôi không rành. Môn Ngôn Ngữ học ở Văn khoa mà tôi theo học ngày xưa – thật tình tôi chỉ học trong có 45 phút *, nên cũng chẳng có gì để gọi là uyên bác. Nhưng với cách lập luận của ông Phan Duy Kha thấy lủng củng quá, nên tôi phải phân tích một chút đoạn này, mà đáng lẽ tôi không nên quan tâm. Đó là khái niệm “kẻ” trong ngôn ngữ cổ Việt không phải đơn giản chỉ có nghĩa là “người”, mà cũng không đơn giản có nghĩa là “làng” như ông Phan Duy Kha thống kê và kết luận vũ đoán ở trên. Mà từ “kẻ” mang một khái niệm phức hợp hơn. Nó có nghĩa là “người ở … (vị trí, hay vùng nào đó)”. Ở vùng thôn quê thì gọi người thành thị là “kẻ chợ”, ở thành thị thì gọi là “kẻ quê”. Với hai thí dụ này – quí vị có thể tìm thấy ở những người rất lớn tuổi trong những vùng quê xa thành thị, có thể vẫn còn dùng. Hồi còn trẻ, tôi còn nghe được những từ cổ hơn mà nói ra bây giờ có lẽ cũng ít người hiểu: ” Ông ở đống nào?”. Tất nhiên tôi không ở “Đống” rác. Nhưng tôi hiểu ngay và trả lời. Tôi ở đống Hoàn Kiếm. Cụ già hỏi tôi gật gù “Vậy là ông là kẻ chợ rồi”. Nhưng cũng không vì thế mà tôi vũ đoán kết luận đống là vùng, là quận, là khu được. Khái niệm “đống” giới hạn hơn khái niệm vùng rất nhiều. Nó thể hiện một khái niệm giới hạn địa lý có thể rất nhỏ. Thí dụ: Người ở trong 1 làng hỏi nhau có thể trả lời “tôi ở Ấp 1” cũng được, hoặc “đống 1” cũng được. Hoặc người trong cùng một địa danh liên quan đến nhau – thí dụ như: Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ – thì người Láng Thượng hỏi, người Láng Hạ có thể trả lời “Tôi ở đống Hạ”. Nhưng với người kẻ Mọc hỏi thì người “đống” Hạ không thể trả lời “Tôi ở đống Hạ” được. Việc ông Phan Duy Kha vũ đoán kết luận: “kẻ” là “người”, “kẻ” là “làng” thì thật khôi hài. Vậy “người làng Láng” có thể nói là “kẻ kẻ Láng” hay sao? Hoặc – cứ theo ông này – thì có thể nói là “Làng làng Láng”!?. Híc! Chán thật. Vậy mà thật tiếc cho Dongtac.com là một trang web học thuật có uy tín mà lại đang tải những bài “ngâm cứu” tệ đến như vậy. Nhưng thôi. Cũng coi như lỗi chính tả.
Ông Phan Duy Kha viết:
Quote
Khi các triều đình phong kiến Trung Hoa sang xâm lược nước ta, để tiện lợi cho việc ghi chép vào giấy tờ, sách vở (theo chữ Hán), mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán – Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên, một tên Nôm (kèm Kẻ) và một tên chữ. Những làng ra đời trong thời kỳ phong kiến thường chỉ có tên chữ, không có tên nôm và không có Kẻ. Đó là tiêu chí để ta phân biệt những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc và những làng mới được thành lập sau này.
Lại áp đặt. Bản thân ông ta đã hiểu sai khái niệm của từ “kẻ” như tôi trình bày ở trên. Thì cái tiêu chí mà ông ta đưa ra tự nó đã sai từ cách đạt vấn đề của ông ta. Trong ngôn ngữ Việt – các cụ nhà ta đôi khi rất vắn tắt cách gọi địa danh. Thí dụ: “Người ở làng Cổ Nhuế” thì các cụ chỉ vắn tắt một câu: “Kẻ Nhuế”. Ngày tôi còn bé đi tàu hỏa ra Hải Phòng, thấy hai bà hỏi nhau: “Bà đi đâu?” – “Tôi về Phòng”. Xong. Bởi vậy cái gọi là tiêu chí của ông Phan Duy Kha cũng cần xem lại.
Ông Phan Duy Kha cho rằng: Vì cần có từ Hán nên các làng Việt phải đặt tên Hán? Vậy thì người Hán phải đặt tên lại cho tất cả các làng xã Việt khi họ cai trị chăng? Tiếng Hán không đủ phiên âm và thể hiện các danh từ Việt chăng? Híc. Âm Hán Việt cho chữ Hán và cách phát âm chữ đó của tiếng Hán rất khác nhau. Làm gì phải thay cho nó phức tạp quá vậy?
Quote
Trong việc đặt tên làng xã của Việt Nam, ta lại thấy có hiện tượng đặt tên làng theo tên dòng họ, như Nguyễn Xá, Hoàng Xá, Phan Xá, Bùi Xá… Xá là một từ Hán – Việt chỉ nơi cư trú: Nguyễn Xá là nơi cư trú của những người họ Nguyễn, Hoàng Xá là nơi cư trú của những người họ Hoàng… Trong những làng mang tên Xá như vậy cũng có những dòng họ khác sinh sống. Tuy nhiên, dòng họ mà làng mang tên dòng họ lớn nhất, có vị thế chủ đạo, có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của cả làng. Từ nguồn gốc hình thành và tên gọi của nó, các làng mang tên Xá không thể ra đời trước thời điểm các triều đình phong kiến Trung Hoa sang đô hộ nước ta. Như vậy, trong hệ thống địa danh các làng cổ Việt Nam, những làng có Kẻ là những làng xuất hiện sớm nhất. Có thể coi đó là những địa bàn định cư, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời Hùng Vương dựng nước. Trong một cuốn địa chí văn hóa của xứ Thanh, làng có Kẻ chiếm 24%; làng không Kẻ chiếm 76% (trong đó bao gồm làng có Xá, làng do di dân lập ấp trong thời phong kiến, làng do đất phong và các trại khai hoang xưa, nay đã thành làng). Như vậy, với một vùng đất cổ như Thanh Hóa, có đến 24% số làng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước.
Híc! Lại võ đoán. Ông tự cho “Xá” là nơi cư trú và là từ Hán Việt. Và ông kết luận tất cả những làng có chữ “Xá” đều là có từ thời Bắc thuộc về sau. Vậy tôi cứ xin hỏi nôm như sau: Vậy từ “trạm xá” là nơi cư trú của cái trạm chăng? hoặc từ “cư xá’ là thừa chữ chăng? Đúng ra tôi ít quan tâm đến những bài nghiên cứu chữ nghĩa kiểu này – Nếu như nó chẳng dính gì đến thời Hùng Vương côi nguồn lịch sử của dân tộc Việt. Nhưng quí vị cũng thấy : Đến đây thì từ việc đặt vấn đề về kẻ, làng, xá…ông Phan Duy Kha đã liên hệ đến thời Hùng Vương. Với cách áp đặt rất chủ quan và khiên cưỡng phi khoa học như trên , Tất yếu ông ta sẽ có những nhận xét méo mó về cội nguồn dân tộc Việt – như các bài viết của ông ta trên “Thế Giới Mới” – Điều này tôi sẽ minh chứng sau đây.
* Chú thích: Tôi học môn ngôn ngữ học hết 45 phút. Cái sự tích nó như thế này: Khi tôi ghi danh học Văn Khoa thì tôi chỉ ghi vậy thôi và chẳng bao giờ sách cặp đến lớp học cả. Tôi ở Bến Tre, cách Sài Gòn hơn 100 Km. Tôi còn phải kiếm sống và lúc đó tôi cũng hơn 40 tuổi rồi. Nên khi sắp đến kỳ thi cứ ba tháng 1 lần thì các bạn tôi viết thư về báo cho tôi biết ngày thi và các môn thi. Tôi lên Sài gòn cách ngày thi khoảng 2 đến 3 ngày mua tài liệu và bắt đầu học môn đầu tiên. Mỗi môn thi cách nhau hai ngày và vào buổi tối. Thi xong môn thứ nhất thì tranh thủ ngày cách đó tôi học môn thứ hai…Khốn khổ cho tôi. Hôm đó vì lý do nào đó tôi không nhớ, họ thay đổi lịch thi. Thay vì thi môn văn học dân gian thì lại là thi ngôn ngữ học – Đáng lẽ môn này thi sau. Cũng may tôi đến phòng thi sớm 45 phút. Tôi vội mượn ngay cuốn tập chép của bạn và xem ngốn ngấu. Tôi không phải thi lại là may mắn hơn nhiều các bạn đồng lớp với tôi. Nhưng vì học kiểu đó nên tôi thực sự chằng nhớ gì cả.
Kính thưa quí vị quan tâm.
Trong bài trước tôi đã chứng minh sự võ đoán và áp đạt tiêu chí không có cơ sở khoa học của ông Phan Duy Kha. Tất nhiên khi đã đặt vấn đề từ một cái sai thì tất yếu những phân tích và kết luận của ông ta sẽ sai. Tôi tiếp tục minh chứng điều này trong phần tiếp theo đây.
*
Ông Phan Duy Kha viết:
Quote
Sự phân bố các làng Kẻ trên bản đồ Việt Nam
Những vùng làng có tên Kẻ được tập trung vào ba trung tâm chính:
1. Trung tâm núi Hồng – sông Lam: Đây là một vùng có nhiều làng cổ có tên là Kẻ. Phạm vi những làng này nằm trong vùng đồng bằng và vùng ven chân núi phía nam Nghệ An, phía bắc Hà Tĩnh mà dày đặc nhất là vùng ven núi Hồng – sông Lam. ở đây có những huyện mà số làng tên Kẻ chiếm đến 2/3 (tức hơn 60%) tổng số các làng, như huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu (Nghệ An) có nhiều làng Kẻ. Các di tích khảo cổ chủ yếu như Thạch Lạc, Làng Vạc, Quỳnh Văn nằm trong phạm vi vùng Kẻ này. Đi về phía nam, các làng Kẻ ít dần. Vùng Bình – Trị – Thiên cũng có Kẻ nhưng thưa thớt hơn. Phía nam đèo Hải Vân, các Kẻ còn thấy xuất hiện đến tận Quảng Nam, Quảng Ngãi
2. Trung tâm Đông Sơn (Thanh Hóa): Đây cũng là một vùng dày đặc các làng tên Kẻ. Phạm vi bao gồm các huyện nằm ven chân núi và vùng đồng bằng sông Mã, sông Chu như: Đông Sơn, Thiệu Yên, Triệu Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hà Trung, Nông Cống. Các làng Kẻ làm thành một vệt liên tục từ Kẻ Don (Vĩnh Lộc) xuống Kẻ Đàng (Thiệu Yên). Các di tích khảo cổ chủ yếu của thời đại đồng thau như Đông Sơn, Thiệu Dương, Hoằng Hóa… nằm trong phạm vi khu vực này. Có một điều đặc biệt lý thú là toàn bộ huyện Nga Sơn không hề có một làng tên Kẻ nào (trong lúc đó, các huyện bên cạnh đều có làng Kẻ!). Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết Mai An Tiêm: vào thời vua Hùng, toàn bộ vùng này đang nằm sâu dưới biển, chỉ nhô lên một vài hòn đảo (Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang ở Nga Sơn theo truyền thuyết).
3. Trung tâm Việt Trì – Phong Châu: Đây là trung tâm của thời kỳ các vua Hùng. Những làng mang tên Kẻ ở đây phân bố ven theo chân núi Ba Vì, Tam Đảo và dọc theo châu thổ sông Hồng từ Phong Châu, Việt Trì xuống đến phạm vi thủ đô Hà Nội. Các huyện Phong Châu, Thanh Sơn, Sông Thao, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Lập Thạch, Tam Đảo, Vĩnh Lạc, Mê Linh (Vĩnh Phúc), Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội) đều có nhiều làng Kẻ. Những làng có đền thờ các nhân vật thời Hùng Vương, những làng lưu truyền các truyền thuyết về các tướng tá thời Hùng, thường là những làng mang tên Kẻ. Những di chỉ khảo cổ chủ yếu như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun… nằm trong khu vực này. Đền Hùng ở cạnh một làng mang tên Kẻ: Kẻ Khống (Chu Hóa, Phong Châu); Cổ Loa là Kẻ Chủ; quê hương của người anh hùng Thánh Gióng là Kẻ Đổng (Phù Đổng, Gia Lâm). Toàn bộ vùng Kẻ ở khu vực này tạo thành một hình tam giác, lệch về góc đông nam. ở rìa của góc đông nam đó là vùng Trâu Sơn – Phả Lại, là nơi kẻ thù thường xâm phạm. Đó chính là bối cảnh của chiến trường Thánh Gióng đánh giặc Ân trong truyền thuyết. Vùng đất thủ đô Hà Nội cũng là một vùng đất cổ, trên đó dày đặc các làng có tên Kẻ như chúng tôi đã trích dẫn ở phần đầu. Có nhiều Kẻ ở ngoại thành, có những Kẻ bây giờ thuộc nội thành như Kẻ Bưởi, Kẻ Mơ…
Ở phía nam Hà Nội vắng hẳn các làng tên Kẻ. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì cách đây 3.000 năm, đường bờ biển ở vào khoảng Chương Mỹ, Thường Tín, nối đến thành phố Hải Dương ngày nay (lúc ấy, vùng núi đá vôi Nho Quan – Ninh Bình có phong cảnh như vịnh Hạ Long bây giờ). Cách đây 2.000 năm, đường bờ biển lùi xuống Ninh Bình, Nam Định. Như vậy thì vào thời Hùng Vương, vùng đất phía nam Hà Nội đang là bãi cát bồi ven biển, chưa được khai phá. Điều đó cắt nghĩa vì sao ở đây không có các làng tên Kẻ. Điều này cũng phù hợp với truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung: đây là lãnh thổ đang “tranh chấp” giữa con người và thiên nhiên, chưa có những khu vực dân cư ổn định (các tên Chử Xá, Dạ Trạch là các tên Hán – Việt do đời sau đặt).
Qua đoạn trích dẫn trên thì có vẻ như ông Phan Duy Kha chỉ thống kê những địa danh không gọi là làng mà bắt đầu bằng “kẻ”. Nhưng thực chất lại không phải như vậy. Ông Phan Duy Kha đã lồng vào đấy những quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử Việt cho rằng: Nước Văn Lang chỉ giới hạn lãnh thổ ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Nhưng rất tiếc cho ông ta là sự thống kê những địa danh bắt đầu bằng từ “kẻ” không thể coi là bằng chứng minh chứng cho giới hạn lịch sử của nước Văn Lang chỉ ở vùng đồng bằng sông Hồng. Bởi vì – mặc dù từ “kẻ” là một di sản văn hóa phi vật thể – nhưng nó chỉ giới hạn là một từ cổ còn lại trong ngôn ngữ Việt thuộc cộng đồng dân tộc Việt hiện hữu còn giữ lại được những bản sắc văn hóa. Nó không phải và chưa bao giờ là một bằng chứng để thẩm định biên giới quốc gia của dân tộc đó trong quá khứ. Ông ta cố gắng lồng những địa danh mà ông cho rằng phản ánh lịch sử như: Phú Thọ là kinh đô Văn Lang; hoặc Nga Sơn với Mai An Tiêm..vv..mà ông ta cho rằng theo truyền thuyết. Nhưng chính những người đồng quan điểm với ông ta lại bắt đầu sự phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa Việt bằng luận điểm cho rằng truyền thuyết không đáng tin cậy. Thì ở đây – trong trường hợp cụ thể này – thì truyền thuyết lại được ông Phan Duy Kha liên hệ khá chặt chẽ với các địa danh gọi là “kẻ” để minh chứng cho quan điểm của mình?!
Đây chính là tính không nhất quán của quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Nhất quán là một yếu tố cần trong tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học.
Ông Phan Duy Kha viết:

Quote
Kinh đô Văn Lang
Trong thư Hoài Nam Vương gửi Hán Vũ Đế (thế kỷ 2 trước Công nguyên) có ghi: “Nam Việt không phải là nơi ấp lý có thành quách. Họ ở trong khoảng khe suối, ở giữa rừng tre” (Hoài Nam Tử). Có thể thấy: ngay từ xưa, người Việt đã ở trong các làng có lũy tre dày đặc bao bọc (người Trung Hoa nhìn từ ngoài vào, không hiểu, cho là rừng tre). Tre là lũy để bảo vệ an toàn cho các Kẻ, chứ không cần phải thành quách. Với trình độ kỹ thuật quân sự xưa, chỉ có tên tre và mũi lao, mũi giáo bằng đồng thì lũy tre dày đặc bao quanh các Kẻ quả là kiên cố. Bên trong các Kẻ đó lại có các lũy tre phân chia từng gia đình thành từng ô nhỏ. Vì vậy,
nếu kẻ thù đột nhập vào đây sẽ như lọt vào trận đồ bát quái, khó có thể tìm được lối ra và sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: vào thời kỳ Hùng Vương, người Việt chưa có thành quách và cũng không có nhu cầu xây đắp thành. Ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có thể cũng chỉ là một Làng Lớn (Làng Cả – Kẻ Cả) mà thôi (các nhà khảo cổ cho rằng khu di tích Làng Cả – Việt Trì chính
là kinh đô Văn Lang xưa).
Đến đây thì quí vị quan tâm cũng nhận thấy lý do nào tôi đưa bài viết của Phan Duy Kha vào danh sách “Sưu tầm những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt”. Ông ta cho rằng:
Quote
Ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có thể cũng chỉ là một Làng Lớn (Làng Cả – Kẻ Cả) mà thôi (các nhà khảo cổ cho rằng khu di tích Làng Cả – Việt Trì chính là kinh đô Văn Lang xưa).
. Hay nói cách khác: Ông ta đã minh chứng rằng ngay cả cái Kinh đô Văn Lang cũng chỉ là một làng bình thường như những làng xã khác. Có nghĩa là nó không đủ tư cách là thủ đô của một quốc gia. Đây chính là kết luận cuối cùng của ông ta trong bài viết này. Một lần nữa thật không may cho ông khi ngay chính tư liệu ông dẫn chứng – và có lẽ cố tình hiểu sai – lại không có nội dung như ông vũ đoán áp đặt nội dung cho nó để minh chứng cho quan điểm của ông và “hầu hết những nhà khoa học trong nước”. Chúng ta xem lại chính đoạn bản văn tư liệu mà ông ta dẫn từ sách “Hoài Nam tử”:
Quote
Trong thư Hoài Nam Vương gửi Hán Vũ Đế (thế kỷ 2 trước Công nguyên) có ghi: “Nam Việt không phải là nơi ấp lý có thành quách. Họ ở trong khoảng khe suối, ở giữa rừng tre” (Hoài Nam Tử).
Vâng ! “Không phải là nơi ấp lý có thành quách”. Điều này tôi có thể nói rằng: Trong lịch sử tất cả các quốc gia trên thế giới thì chẳng có quốc gia nào mà “ấp lý” lại có “thành quách ” cả. Và dù bạn hiểu theo cách nào thì bản văn tư liệu trên cũng không thể minh chứng cho luận điểm của ông Phan Duy Kha khi kết luận rằng:
Quote
Ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có thể cũng chỉ là một Làng Lớn (Làng Cả – Kẻ Cả) mà thôi
Và ngay cả đoạn văn cuối của bài viết trong phần kết luận này của ông ta cũng tự phủ nhận chính nội dung toàn bài viết. Ông ta viết:
Quote
Tất nhiên, vào thời vua Hùng không phải chỉ có Kẻ. Kẻ chỉ ở đồng bằng và vùng đồi núi thấp. ở những vùng cao có các bản, mường. Ngay gần kinh đô Văn Lang cũng có rất nhiều bản, mường của người Mường, người Dao. Có thể nói: những kẻ, bản, mường đó là những tập hợp cư dân, những đơn vị cơ sở đầu tiên của thời kỳ Hùng Vương dựng nước.
Phan Duy Kha tổng hợp
Vậy tại sao ngay gần nơi mà ông ta coi là kinh đô Văn Lang lại có những địa danh khác không phải là “kẻ”? Những nơi gọi là Bản, mường đó có thuộc về quốc gia Văn Lang không theo phương pháp phân tích địa danh để kết luận lịch sử của ông ta? Nếu như phương pháp phân tích địa danh để thẩm định biên giới của một quốc gia trong lịch sử của ông Phan Duy Kha được coi là khoa học , thì tôi có thể nói rằng: Chẳng có quốc gia nào trên thế giới này đã tồn tại trong quá khứ và ngay cả bây giờ.
(Trên đây là toàn bộ bài viết số 10 trong chuyên đề TÍNH BẤT HỢP LÝ VÀ PHI KHOA HỌC CỦA NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN VĂN HÓA SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT của tác giả Thiên Sứ)
Ý kiến trao đổi của Phan Duy Kha
Trước hết, xin cảm ơn tác giả Thiên Sứ đã quan tâm đến bài viết này của tôi. Thực ra đây là một bài báo nhỏ,  được  đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Thế Giới Mới, vào khoảng những năm 1990, sau đó tôi tập hợp lại, in trong cuốn Nhìn lại lịch sử (Nxb Văn hóa- Thông tin , 2003) . Đây là một bài báo nhỏ mà tôi đặt tên là Giả thuyết về sự hình thành và phân bố các làng cổ có tên là Kẻ. Là một bài báo nhỏ, nêu lên một giả thuyết, chứ đây không phải là một Luận văn, Luận điểm gì cả. mà ông dành cho cả một bài viết dài công phu như thế này thì cũng là đặc biệt  lắm . Có một điều làm tôi hết sức bất ngờ là không hiểu sao ông lại tỏ ra bức xúc  với quan điểm của tôi đến  thế, đến nỗi không tham dự Hội thảo tôn vinh mẹ mình (tức Nữ sĩ Ngân Giang,  tôi xin binh luận thêm ở phần dưới.)
*
VẤN ĐỀ VIỆT THƯỜNG THỊ
1. Ý KIẾN CỦA CÁC ÔNG TRẦN PHƯƠNG VÀ THIÊN SỨ
Ý kiến trao đổi giữa một người tên là Trần Phương với một người tên là Thiên Sứ  về vấn đề Việt Thường Thị, có liên quan đến những luận điểm của tôi về cổ sử Việt Nam (đã đăng trong cuốn NHÌN LẠI LỊCH SỬ và cũng đã đăng một số trên trang mạng của tôi). Vì vậy xin được trích dẫn vào đây để mọi người cùng tham khảo.
(Trước – hoặc sau  khi đọc bài viết này, mời bạn tham khảo một số bài viết của tôi để hiểu hai mặt của một vấn đề, đúng sai thế nào xin bạn tự rút ra kết luận) :
– Giả thuyết về cội nguồn và hai cuộc thiên di của người Việt
– Giả thuyết về sự hình thành và phân bố các làng cổ có tên là “Kẻ”
– Giả thuyết về sự tồn tại quốc gia Việt Thường trong buổi đầu dựng nước
– Thuyết Chim Lạc và người Lạc Việt : Sai lầm cơ bản của GS Đào Duy Anh
– Triệu Đà là con cháu của vua Hùng, một “giả thuyết” kỳ cục của GS Bùi Văn Nguyen
– Những công bố kỳ cục, những câu chuyện kỳ khôi cười ra nước mắt
*
Kính thưa quí vị bạn đọc quan tâm,
Anh Thiên Sứ thân mến,
Tôi tạo Topic này để chuẩn bị cho bài viết mới của tôi nhằm mục đích chia sẻ các quan điểm lịch sử hiện tại về một thời khuyết sử của dân tộc, tôi định viết trong mục ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ mà anh Thiên Sứ đã giới thiệu nhưng cuối cùng đã quyết định lập Topic mới, bởi mọi nguồn gốc của vấn đề : văn minh chữ viết của người Việt cổ, một vấn đề quan trọng để minh chứng một nhà nước sớm của dân tộc ta ra đời cách đây gần 5000 năm theo chính sử, nằm ở cụm từ : Việt Thường Thị.
Khi tôi đang gõ những dòng chữ này, trong tay tôi đang tham khảo cuốn sách : NHÌN LẠI LỊCH SỬ, sách dày 1134 trang, của các đồng tác giả : KS Phan Duy Kha – TS Lã Duy Lan – TS Đinh Công Vĩ, giá bìa : 120 000đ, hiện đang bày bán ở Nhà sách Nguyễn Văn Cừ, đây là một tài liệu, mà theo tôi, có quan điểm phủ nhận bề dày văn hiến gần 5000 năm của nước ta một cách quyết liệt nhất trong các tài liệu mà tôi có dịp tham khảo.
Sau đây tôi xin tóm lược nội dung quan điểm của tài liệu này, theo lời văn của tôi, quí vị có thể tìm để tham khảo và đối chứng :
“Thời Nghiêu Thuấn (2353 TCN), có sứ giả Việt Thường Thị dâng rùa lớn, trên lưng có ghi văn Khoa Đẩu, ghi việc trời đất mở mang. Và vào thời Thành Vương nhà Chu (1063 – 1026 TCN), cũng có sứ giả Việt Thường Thị dâng chim trĩ trắng. Nhưng theo sách sử cổ nhất của nước ta (Việt Sử Lược), nhà nước Văn Lang chỉ thực sự ra đời từ TK VII TCN, tức là sau thời Nghiêu Thuấn 13 thế kỷ, và sau thời Chu Thành Vương 4 thế kỷ. Vì vậy mọi sự gán ghép khiên cưỡng đều do đời sau thêm vào …
Vậy, có thể từ thời thượng cổ, trước khi nhà nước Văn Lang ra đời, đã tồn tại một Việt Thường Thị có nền văn minh cao, có chữ viết (chữ Khoa Đẩu), về sau, Việt Thường Thị bị các vua Hùng thu phục và trở thành một bộ (trong 15 bộ) của nước Văn Lang … Vị trí của bộ Việt Thường được xác định là ở cực nam của Văn Lang, tức là vùng Khu Bốn Cũ (Thanh Nghệ Tĩnh) …
Nhưng vấn đề là tại sao khi thu phục được bộ Việt Thường, nhà nước Văn Lang không kế thừa được hệ thống chữ viết của Việt Thường Thị ? Trong các văn bản sử của Trung Hoa và VN đều không thấy nói đến chữ viết của Văn Lang, tức là thời đó nhà nước Văn Lang chưa có chữ viết. Điều này chỉ có thể lý giải là : sau khi bị thu phục, Việt Thường Thị đã giấu bí mật chữ viết của mình, trong lịch sử cũng từng có trường hợp tương tự xảy ra : sau khi nhà nước Đại Việt thôn tính Chiêm Thành đã không kế thừa được hệ thống chữ viết của người Champa ….”
Tôi xin ngừng lại ở đây vì nếu tiếp tục thì chính tôi cũng không “nuốt” nổi …
Anh Thiên Sứ và quí bạn đọc thân mến,
Trên đây là toàn bộ ý chính của tài liệu trên về vấn đề văn minh chữ viết của người Việt cổ mà Trần Phương tôi xin được tóm lược bằng lời văn của tôi. Theo tôi thấy về lập luận có vẻ rất logic nhưng khi nhìn xuyên suốt vấn đề thì thấy không ổn lắm, tôi bác bỏ luận thuyết trên.
Tôi đồng ý với anh Thiên Sứ rằng, việc chứng minh cho cội nguồn ngàn năm văn hiến của dân tộc là điều không hề dễ dàng, nhưng để phản chứng những luận thuyết như trên thì không phải là việc khó.
Có vài lời chia sẻ, mong được quí vị quan tâm minh xét.
Anh Trần Phương thân mến.
Về Tiến sĩ Đinh Công Vĩ, ông ta đã có dịp trao đổi với tôi về một số vấn đề liên quan đến lịch sử thời Hùng Vương. Khi trao đổi với tôi về các luận điểm liên quan, ông ta đã thừa nhân không phải là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp về cổ sử, nên những vấn đề mà ông ta nêu ra chỉ là theo…phong trào.
Câu chuyện tương tự là họa sĩ Hoàng Hùng – ông là một người hoàn toàn ủng hộ một nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, nhưng khi vẽ một bức tranh minh họa về một người thày dạy chữ viết của dân tộc Việt thì ông ta thể hiện người thày mặc áo thụng, quân bâu trắng, tay cần gậy trúc, nhưng toàn bộ học trò và phụ huynh lại …”Ở trần , đóng khố”. Tôi có phản bác thì ông ta xin lỗi vì cũng thể hiện  theo …phong trào.
Nhưng đối với Phan Duy Kha thì tôi có kỷ niệm sau:
Trong cuộc hội thảo thơ Ngân Giang tại Văn Miếu Quốc Tử Giám năm ngoái, có danh sách đọc tham luận là Phan Duy Kha. Tôi khẳng định một điều:
Nếu có Phan Duy Kha tham gia tôi sẽ không tham gia cuộc hội thảo của Nữ Sĩ Ngân Giang, mặc dù bà chính là mẹ tôi. Vì tôi e rằng nếu có một sự thống nhất ý kiến nào đó về Nữ Sĩ Ngân Giang với ông Phan Duy Kha thì e rằng người ta có thể hiểu nhầm về quan điểm đối với cội nguồn dân tộc cũng có thể có một số điểm thống nhất. Bởi vậy tôi không thể tham gia chung với bất cứ ai phủ nhận nền văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt trong bất cứ một lĩnh vực nào.
Tôi cung cấp nhưng thông tin này để anh lưu ý. Tuy nhiên, tôi sẽ trực tiếp gặp ông Đinh Công Vĩ và chứng minh những sai lầm của những luận điểm phủ nhận nền văn hiến Việt của ông ta và tôi cũng sẽ chứng minh những sai lầm trong các bài viết của các tác giả khác khi anh đưa lên đây ở topic này.
Theo tôi anh nên xem xét lại quạn điểm của anh khi cho rằng Việt Thường ở Khu Bốn cũ. Nếu anh thấy luận điểm của anh hợp lý anh vẫn nêu lên ở đây và chúng ta cùng trao đổi.
Nói thiệt với các cao nhân và những ai tham gia hoặc xem chơi diễn đàn này một điều là trình độ học vấn của LacTuong chỉ đủ vài ba lá mít lận lưng thôi, nhưng cũng thấy một và điều mâu thuẩn đến độ “ngây thơ kiểu tiến sĩ” rằng:
Việt Thường Thị bị các vua Hùng thu phục và trở thành một bộ (trong 15 bộ) của nước Văn Lang
rồi thì nói rằng:
Trong các văn bản sử của Trung Hoa và VN đều không thấy nói đến chữ viết của Văn Lang, tức là thời đó nhà nước Văn Lang chưa có chữ viết.
Vậy thử hỏi:
các vua Hùng ra lệnh cho 15 bộ bằng thứ gì?
Hể có vua thì phải có quan lớn, quan nhỏ, vậy lấy gì là bằng chứng là người đó là quan? Hể có quan thì phải có kiện cáo, Lấy gì làm đơn kiện đây?
“Việt Thường Thị đã giấu bí mật chữ viết của mình”.
Được bao nhiêu năm vậy? Mà dấu bằng cách nào?
Đại Việt thôn tính Chiêm Thành đã không kế thừa được hệ thống chữ viết của người Champa ….”
Ngộ thiệt! Đã có sẵn, hay nói chính xác hơn là đã và đang dùng chữ Trung Hoa rồi, một nước lớn, hà cớ gì lại phải cải chữ, nhưng lại phải học lấy chữ viết của một tiểu quốc, như thế là hạ thấp thể diện của một Đại Việt lắm sao? Nếu có, là phải của riêng ta mới đáng tự hào kia chứ? Bằng chứng là chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm vẫn không thoát khỏi cái vòng kim cô của chữ Hán.
Văn Lang chưa có chữ viết, không văn minh bằng Việt Thường Thị nhưng mà cái gì thể hiện trên trống đồng vậy ta?
Mình không phải là “Học giả” nên những điều trên không phải là phản biện, chỉ nêu một vài thắc mắc vậy à.
Tôi nghĩ là có thể anh Thiên Sứ đã hiểu lầm ý tôi :
Theo tôi anh nên xem xét lại quạn điểm của anh khi cho rằng Việt Thường ở Khu Bốn cũ
Trên đây chỉ là quan điểm của tài liệu trên mà tôi trích dẫn, còn riêng tôi thì không có ý kiến gì, bởi vì chắc anh cũng đã biết, riêng việc phân chia 15 bộ (theo quan điểm mới : từ thế kỷ VII TCN) đã không có sự thống nhất chung của các tài liệu với nhau, thậm chí tác giả Lê Gia trong “Lạc Việt Sử Ca” cũng đã rất khẳng khái rằng : “Thực ra việc phân chia ấy là do đời nhà Đường phân ra để cai trị chứ trước đó nhà nước Văn Lang làm gì có chữ viết, …”. Tuy nhiên, theo tôi, vùng đất Khu Bốn cũ thì đúng là phù hợp với vùng cực nam của cương vực nhà nước Văn Lang theo truyền thuyết (Nam giáp Hồ Tôn).
Về KS Phan Duy Kha thì tôi cũng chưa hiểu là chức vụ hay học vị gì, không biết Nhà xuất bản có in nhầm hay không (NXB VH-TT : Hà Nội 2003), nhưng tôi khẳng định rằng tôi đã không trích lầm : KS Phan Duy Kha chứ không phải là TS Phan Duy Kha.
Ở bài viết trên tôi chỉ trích đoạn có liên quan đến vấn đề chữ viết của người Việt cổ, còn ngoài ra, theo tôi thấy, tài liệu này cũng đã phủ nhận rất nhiều các vấn đề khác nữa (thời cổ sử) mà tôi không thể trích hết trong 1 Topic như vầy, chẳng hạn : “Không có chuyện Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân …”
Có lẽ tôi cũng xin nhắc lại quan điểm của tôi : tôi tham gia diễn đàn này với tinh thần hoàn toàn mang tính xây dựng, mọi trích dẫn mà tôi viết lại theo lời văn của tôi đều dựa trên cơ sở những quan điểm chính của các tài liệu đó, mọi sự tổng hợp và rút ngắn hoàn toàn do chủ quan của tôi, và chỉ nhằm mục đích ngắn gọn, dễ hiểu … chứ tuyệt đối không bao giờ có ý thêm bớt nội dung hay hành động thiếu tôn trọng tác giả.
Nguồn: Diễn đàn Lý Học Đông Phương
Ý kiến nhận xét nhỏ của Phan Duy Kha:
1. Không hiểu sao quý vị lại lấn cấn chuyện Phan Duy Kha là KS (Kỹ sư) hay là TS (Tiến Sỹ) . Đối với một luận thuyết khoa học thì người ta quan tâm nhiều đến tính Khoa học và tính Thuyết phục của nó. Chứ tác giả của nó bằng cấp  gì có quan trọng lắm đâu. Ngày xưa, các Trạng nguyên , Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sỹ thì nhiều, nhưng những người có thơ văn, có các công trình trước thuật để lại cho đời có được mấy ai. Ngược lại, Nhà sử học Phan Huy Chú chỉ đỗ Tú tài thôi (Kép Thầy), chưa lấy nổi cái bằng Cử nhân chứ đừng nói gì đến Tiến sỹ, vậy mà trước tác của ông để lại đồ sộ thế. Thời đại chúng ta cũng vậy thôi. Bao nhiêu anh Hai Lúa, trình độ chưa hết Phổ  thông Trung học mà sáng tạo ra tàu thủy , trực thăng, trong lúc GS, TS của ta ngồi đầy các Viện này, viện nọ, phát minh sáng tạo được gì. Vì vậy, các vị đừng quá câu nệ vào bằng cấp. Đấy là chưa nói có bao nhiêu bằng  mua, bằng dởm.
2. Ông Thiên Sứ nhận mình là con trai bà Nữ sĩ Ngân Giang. Cách đây mấy năm, chúng tôi có tổ chức một cuộc  Hội thảo về Bà tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám. Để tổ chức thành công cuộc Hội thảo, chúng tôi đã có công tác chuẩn bị mấy tháng trời trước đó: Tìm tư liệu, phân công viết bài, chúng tôi cũng đã về làng Hướng Dương, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín (nay thuộc Hà Nội) thắp hương viếng mộ Nữ sĩ Ngân Giang (hiện còn ảnh chụp đăng trong cuốn Lấp lánh sông trời, Tuyển thơ Ngân Giang – Nxb Phụ Nữ, 2006. Trong ảnh còn ghi rõ tên từng người) . Đại diện cho gia đình Nữ sĩ Ngân Giang có ông Nguyễn Thức, con trai thứ của Nữ sĩ. Tất cả các hoạt động đó, tôi không  hề thấy ông Thiên Sứ tham gia. Sao ông lại có thể vô tình với mẹ đẻ của mình như thế. Vậy mà còn dám đưa lên mạng, không sợ người đời cười chê hay sao ? Hôm tổ chức Hội thảo ở Văn Miếu,  các nhà khoa học và rất đông bạn đọc yêu thơ Ngân Giang đã tham gia. Nếu vì có mặt tôi tại cuộc Hội thảo đó mà ông không thèm tham gia Hội thảo vinh danh mẹ mình thì cũng cần xem xét lại bản thân .
Ghi chú thêm: Bài viết này Post lên mạng được một thời gian , một hôm bỗng nhiên tôi nhận được điện thoại của một ông bạn:
–  Thế ông có biết Thiên Sứ là ai không ?
–  Không biết. Hồi làm Hội thảo về bà Ngân Giang, tôi cũng có tìm hiểu về đời tư của bà. Nữ sĩ Ngân Giang lấy bốn (4) đời chồng và có tất cả mười (10) người con, nhưng tôi không thấy có người nào tên là Thiên Sứ cả.
–  Ông này không phải tên là Thiên Sứ đâu. Đấy chỉ là bút danh. Tên thật của ông ta là Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Ông có nhớ hồi chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội  không? Hồi ấy có một người tự nhận là mình có tài “hô phong hoán vũ”, có thể “đuổi ” được mây mưa ra khỏi bầu trời Hà Nội để đảm bảo cho thời tiết trong 10 ngày lễ hội không mưa, không bão . Báo chí hồi đó gọi ông ta là “Dị Nhân” , chính là ông này. Cũng rộ lên một dạo đấy.
–  À, ra thế ! Thảo nào …
*
2. BÀI VIẾT CỦA ÔNG TRẦN KINH NGHỊ

Cội nguồn dân tộc Việt Nam chuyển dần xuống phía Nam?

Những năm gần đây xuất hiện xu hướng bác bỏ truyền thuyết Hùng Vương, trong đó có cách lập luận cho rằng bộ tộc Việt Thường thị (thuộc vùng Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay) là trung tâm nguồn cội của người Việt. Cơ sở của lập luận này dựa vào chứng cứ ngôn ngữ và chữ viết của Việt thường thị đã được ghi trong sử sách Trung Hoa (!?). Trong số những tác phẩm nghiên cứu loại này có bài  “Đâu là quốc đô đầu tiên của người Việt” của tác giả   Phan Duy Kha với lời kết luận rất đáng tranh luận như sau:
“Trước thời đại Hùng Vương hàng ngàn năm, ở vùng Khu IV cũ (bao gồm Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình – Trị – Thiên ngày nay) mà trung tâm là vùng núi Hồng sông Lam, đã từng tồn tại một bộ tộc Việt Thường của người Việt cổ, có trình độ văn minh cao, đã có chữ viết và làm được “quy lịch”. Trên cơ sở của nền văn minh đó, về sau này trên đất nước ta dần dần xuất hiện ba quốc gia: đó là quốc gia Văn Lang của các vua Hùng ở phía Bắc, quốc gia Lâm ấp (Chăm-pa) ở miền Trung và quốc gia Phù Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ trước đến nay, nhắc đến nền văn minh Việt cổ, chúng ta chỉ chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương mà bỏ quên nền văn minh Chăm pa, nền văn minh Phù Nam và trước đó hàng ngàn năm là nền văn minh Việt Thường thị. Phải chăng, chúng ta đã thiên lệch và phiến diện lắm sao?”
Phan Duy Kha cũng là tác giả của bài viết “Giấc mơ của Vua Lê Thánh Tông” (Có thể tham khảo bài viết tại đây  nhin-lai-lich-su-thu-ly-giai-giac-mo-cua-vua-le-thanh-tong ). Trong bài này tác giả có nhắc lại một câu hỏi mà người Việt luôn trăn trở: Tại sao các đời vua Hùng dài thế mà không có chữ viết?. Nhưng tác giả lại không tìm hiểu nguyên nhân tại sao, mà chỉ căn cứ vào lý do nó không được ghi chép trong sách sử của Trung Quốc đồng thời đề cao chữ viết của bộ tộc Việt Thường thị (vì nó đã được nhắc đến trong sách sử của Trung Quốc!).  Từ đó tác giả suy ra Việt Thường thị đã có chữ viết sớm hơn nhiều so với sự ra đời các Vua Hùng… và đi tới kết luận: Chữ Khoa đẩu là của Việt Thường và là chữ viết của người Việt cổ; và do đó Việt Thường thị là trung tâm nguồn cội, chứ không phải nước Văn Lang của các vua Hùng (!?)


Được biết, từ sau cách mạng tháng Tám năm1945 đã hình thành và phát triển trường phái quan niệm rằng nước Văn Lang của các Vua Hùng chỉ nằm gọn trong vùng châu Thổ Sông Hồng. Trường phái này phớt lờ các địa danh như Hồ Động Đình, núi Thái Sơn, Sông Tương, cánh Đồng Tương, v.v… trong truyền thuyết Âu Cơ -Lạc Long Quân , không đào sâu nghiên cứu xem tại sao  Âu Việt, Lạc Việt cấu thành nước Văn Lang  và Nam Việt của Triệu Đà (sau An Dương Vương) nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc ngày nay?. Và giờ đây các nhà nghiên cứu Việt Thường thị đang tiến thêm một bước nữa với lập luận rằng nguồn cội người Việt là từ Nghệ An xuống miền Trung Việt Nam đến tận vương quốc Phù Nam xưa !. Phải chăng họ đang lẫn lộn giữa nguồn cội với nhưng gì mà ông cha ta đã mở mang bờ cõi sau này?  Nếu cách lập luận này tiếp tục, chẳng mấy chốc người Việt sẽ “mất hút” dấu tích nguồn cội đích thực của mình từ  phương Bắc.
Đành rằng  nghiên cứu lịch sử nguồn cội Việt Nam là vô cùng khó, vì Việt Nam là một trong số ít quốc gia dân tộc đã có thể hồi sinh  sau 1000 năm bị độ hộ bởi một cường quốc láng giềng với nhiều thủ đoạn đồng hóa thâm độc khiến cho khái niệm biên giới vô cùng nhập nhằng. Nên nhớ rằng với nhiều dân tộc khác chỉ cần một nữa thời gian đó có thể “biến mất” trong danh sách các quốc gia dân tộc. Hàng trăm bộ tộc hoặc vương quốc Bách Việt khác đã không còn dấu tích  trong bản đồ nước Trung Hoa vĩ đại ngày nay.  Do đó, sẽ là một sai lầm không thể cứu vãn nếu chỉ nghiên cứu nguồn cội của dân tộc Việt Nam từ nơi nó đang tồn tại và với  hình dạng đất nước ngày nay. Nói cách khác, nếu chỉ căn cứ từ những gì được ghi chép trong sử sách Trung Qốc  hoặc những di chỉ khảo cổ tìm thấy bên trong lãnh thổ hiện tại của ViệtNam thì không đủ để tìm ra sự thật về nguồn cội dân tộc Việt Nam của thời tiền sử . Riêng về phương diện chữ viết, đáng lẽ câu hỏi nên đặt ra với các nhà sử học là: Tại sao một bộ tộc nhỏ như Việt Thường thị có chữ viết trong khi Lạc Việt và Âu Việt lại không có chữ viết? Phải chăng do Việt Thường thị bị Bắc thuộc muộn hơn và chưa kịp để bị xóa dấu tích ngôn ngữ (?)  Cả một vùng rộng lớn mà sách  sử TQ gọi là “Giao Chỉ” xưa kia chẳng  lẽ không có chữ viết của họ? Sự thật của quá trình áp đặt chữ  Hán lên Giao Chỉ đã diễn ra như thế nào?  Phải chăng để nghiên cứu nguồn cội dân tộc nói chung và chữ viết của dân tộc Việt Nam nói riêng, ta không thể không lội ngược giòng về những vùng đất của Lạc Việt và Âu Việt bên Trung Quốc ngày nay?.Nên nhớ rằng trước khi người Trung Quốc biết viết sử thì tổ tiên họ đã xâm lấn phần lớn lãnh thổ của người Bách Việt rồi. Và truyền thyết Hùng Vương của người Việt nói về thời kỳ chưa có sách sử đó. Trên thế giới dân tộc nào cũng có tuyền thuyết, càng lâu đời truyền thuyết càng trở nên mơ hồ và vô lý. Vì trong bóng đêm đô hộ của ngoại bang thì truyền thuyết là thứ sử thi duy nhất mà một dân tộc có thể lưu truyền cho đời sau.  Do đó hãy đừng vội bác bỏ truyền thuyết trước khi tìm đủ mọi cách để giải mã nó.
Tóm lại, cội nguồn dân tộc Việt Nam là một  chủ đề vô cùng phức tạp bởi chính bề dầy thời gian và vị trí địa lý đặc biệt của dân tộc này. Nó phức tạp đến nỗi trong khi có người định chứng minh “người Việt đẻ ra người Hán” thì một số người khác lại cho rằng “Việt Nam từ Trung Quốc mà ra”. Việc ngày càng có nhiều người nghi ngờ truyền thuyết Hùng Vương là điều dẽ hiểu khi mà công tác nghiên cứu lịch sử chưa được “cởi trói” khỏi những nếp tư duy lệch lạc, kể cả trong quá khứ và hiện tại, đó là tâm thế vừa căm thù, vừa nể phục kẻ thù truyền kiếp nhưng không muốn thừa nhận thực tế bờ cõi nước ta đã từng bị Phương Bắc xâm lấn (như mất vùng Lưỡng Quảng, mất Nam Việt sau thời Triệu Đà) . Dĩ nhiên trong khi chưa tìm ra sự thật thì việc đặt lại vấn đề ngược, xuôi, nghi vấn về truyền thuyết Hùng Vương là cần thiết và cũng dẽ hiểu. Nhưng để bác bỏ truyền thuyết đó lại là một chuyện hoàn toàn khác, nếu không nói là một điều  đố kị./.
Ý kiến nhỏ:
1. Cội nguồn là điểm  xuất phát ban đầu, vì vậy nó không di chuyển đâu, thưa ông Trần Kinh Nghị. Chỉ có dòng người Việt thiên di, chuyển dần xuống phương Nam, mà mạnh mẽ nhất là từ thời chúa Nguyễn Hoàng trở về sau. Ngay cái tiêu đề của ông đã chứng tỏ ông không hiểu hết nội dung các lập luận của tôi. Kính mời ông đọc thêm những bài viết mà tôi đã dẫn từ đầu bài này, rồi sau mới bàn lại được .
2. Tôi chưa bao giờ bác bỏ truyền thuyết Hùng Vương mà còn bám theo các truyền  thuyết về thời Hùng Vương để giải thích cội nguồn dân tộc Việt. Ngay trong Ngọc phả Hùng Vương cũng đã từng đề cập đến việc Kinh đô  của Kinh Dương Vương tức triều đại vua Hùng thứ nhất ở vùng Ngàn Hống (Hà Tĩnh). Xin mời ông xem Toàn văn bản dịch Ngọc Phả Hùng Vương có trong trang mạng của tôi .
Xin gửi đến ông lời chào trân trọng.
*
VẤN ĐỀ MỘ LẠC LONG QUÂN Ở LÀNG BÌNH ĐÀ


Ý kiến nhỏ về bài báo :” Phát hiện mộ LẠc Long Quân : Lại Một Tin giật gân “

 (Trước – hoặc sau  khi đọc bài viết này, mời bạn tham khảo một số bài viết của tôi để thấy hai mặt của một vấn đề. Đúng sai thế nào , bạn có thể tự rút ra kết luận) :
– Câu chuyện lùm xùm về một cuốn ngụy thư (sách dởm)
*
Ý KIẾN NHỎ VỀ BÀI BÁO:
“Phát hiện mộ Lạc Long Quân: Lại một thông tin giật gân.”- t/g Phan Duy Kha.
” Báo chí của ta thỉnh thoảng lại rộ lên những tin giật gân. Tin thời sự vỉa hw2, tin cướp của giết người thì đã đành. Trong nghiên cứu lịch sử cũng có tin giật gân thế mới lạ. Một thời kỳ rộ lên tin phát hiện ra mô  Lạc Long Quân. Thực chất là thế nào ?. Tôi đã làm rõ , đây chỉ là những thông tin dởm, chỉ vì dựa trên những căn cứ tào lao.”…. Đây là phần mở đề bài báo của tác giả Phan Duy Kha tung lên mạng....
        Là một người dân được sinh ra , lớn lên ở làng Bình Đà, và cũng đã từng là cán bộ nghiên cứu trong Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam – Chèm – Từ Liêm – Hà Nội. Đã từng được đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, cũng như một số nước Đông Nam Á , nay đã nghỉ hưu về tại Bình Đà… Khi đọc bài báo trên tôi thực sự bức xúc về thái độ ngạo mạn, trịch thượng của tác giả Phan Duy Kha.
         Qua các bài báo tôi đoan chắc tác giả cũng là một cán bộ nghiên cứu nào đó, hoặc giả là một nhà báo thường xuyên quan tâm viết bài trong ngành Khảo Cổ Học. Tác giả không ghi rõ là Giáo sư – Tiến sĩ, gì đó, nên tôi cũng cho rằng với một người coi trọng cái tôi như vậy, chắc chắn không dại gì mà không xưng chức danh nếu có.
         Ấy thế mà trong các bài báo tác giả tự cho mình quyền phán xét tất cả từ vua quan, các vị giáo sư, tiến sĩ, các cụ bô lão trình độ có hạn, nhưng đã từng đại diện cho những ước vọng, tâm linh của nhân dân những làng cổ Bình Đà – từng nổi danh ở khu vực đồng bằng sông Hồng, cũng như trong toàn quốc- phải làm thế này hay thế khác theo thiển ý áp đặt của tác giả.
        Đọc mục 2 dòng thứ 20 từ trên xuống trong trang 2 tác giả viết: ” Lê Thánh Tông là một ông vua rất quan tâm đến lịch sử dân tộc. Gặp một văn bản có 71 chữ ngoằn nghèo như con nòng nọc” ông còn để tâm nghiên cứu ( xem bài Mộng ký trong Thánh Tông di thảo) lẽ nào ông đã từng về đây dâng hương ( tức công nhận đây là Quốc Đô của Lạc Long Quân ) mà không chỉ đạo cho các sử gia nghiên cứu, ghi chép về di tích này”.
          Quả là một lời phán xét phạm thượng. Vì 71 chữ là những di vật hiện hữu, gây xúc cảm mới lạ cần phải tìm hiểu. Còn khi đi dâng hương tại Bình Đà. Vua đã công nhận đây là Quốc Đô của Lạc Long Quân. Xúc cảm của vua có thể là thành tâm tôn kính đức Quốc Tổ, mà không quan tâm đến điều gì khác, đó là cõi tâm linh của người mộ đạo. Còn việc vua có chỉ đạo Quần thần ghi chép, nghiên cứu về Đức Quốc Tổ hay mộ của Ngài là do Vua có cảm xúc, có duyên khởi với các vấn đề đó hay không ?. Chứ đâu có phải nếu vua quan tâm đến 71 chữ ngoằn nghèo thì buộc phải làm những việc như tác giả PDK áp đặt , suy diễn ?
           Đối với các vị GS – TS nghiên cứu trong và ngoài ngành Khảo Cổ học, tác giả cũng không ngần ngại miệt thị , phán xét với thái độ kẻ cả, coi thường chuyên môn, tự đề cao mình là ” dũng cảm”. Nghi ngờ ” dũng Khí ” của họ, thật là hỗn xược.
         Chúng ta đều biết : ” Đảng , nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng và đánh giá cao sự đóng góp của họ. Các tấm gương như Giáo sư Lương Đình Của, Trần Văn Giàu, Tôn Thất Tùng. Dương Trung Quốc, TS Lã Duy Lan, GS Vũ Khiêu …vv.
          Việc các vị GS – TS có quan tâm đến vấn đề gì ? Hoặc để tâm, viết về các vấn đề đó – phải là những vấn đề quan trọng, nhiều kh có tầm cỡ Quốc gia. Và tất nhiên các vị đó có viết thì cũng rất thận trọng, cẩn thận, nêu lên các giả thiết, kết luận chắc chắn, trên cơ sở suy diễn có logic với các sự kiện, tư liệu có trong tay được nghiên cứu kỹ lưỡng.
          Có một thời kỳ ( những năm  đầu thế kỷ 21) rộ lên cái phong trào viết sách của các đại gia hám danh… Họ lại sẵn có tiền của để thuê in ấn, thuê bình phẩm, tâng bốc… như tác giả Võ Trong Thái, viết sách từ một số điều lấy trong Cổ Lỗi Nọc phả – ma sau này sách phải thu hồi.
          Thực ra đó đâu phải là các điều mà các vị GS – TS quan tâm. Vì như các cụ ta thường nói: “Giết gà cần gì đến dao mổ trâu” . Do đó chính tác giả cũng phải công nhận không có một bài viết nào của các vị giáo sư viết về vấn đề này. Cỉ có tác giả mới có ” dũng cảm” để viết… HOặc ” Rút cục lại, góp phần vạch trần sự bịa đặt, xuyên tạc của Lịch sử lại là các nhà nghiên cứu không bằng cấp, các báo nghiệp dư”.
           Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là tác giả PDK đã dám phán xét các vị GS-TS là những người biết mà không dám nói ? Tác giả viết ở các dòng đầu trang 5 :” Có một điều lạ là , các GS -TS những người làm công tác nghiên cứu đích thực tại các viện các ngành của nhà nước ( tiếng nói chính thống của giới nghiên cứu), đều im hơi lặng tiếng. Một sự im lặng khó hiểu ” ..vv. Thậm chí tác giả còn nghi ngờ “dũng khí” của  các vị GS -TS. Cho rằng họ sợ các quan chức… Tác giả viết có vị GS sử học phải rên lên ” anh tha cho tôi, vấn đề nào thì được, chứứ vấn đề này thì tôi chịu”. vv…
         Đối với các cụ bô lão của làng Bình Đà tác giả cũng thiếu tôn trọng. VỚI CÁCH HÀNH VĂN ĐẦY MỈA MAI TÁC GIẢ VIẾT TRONG NGOẶC KÉP :” Công trình nghiên cứu của hội đồng bô lão ở Bình Đà”.. Thực tế có thể các cụ trình độ có hạn thì làm gì có ” công trình nghiên cứu” như các kiến thức khoa học đầy mình của tác giả, động đến đâu là số liệu này, tài liệu nọ. Nhưng các cụ là những người cao niên đại diện cho tâm tư , tình cảm, sự ngưỡng mộ, lòng tin tưởng sâu sắc về đức Quốc Tổ, các cụ  được thừa hưởng các truyền thuyết, các điều nghi lễ, các thủ tục. Có những điều còn là bí truyền, lời nguyền của tiên tổ từ ngàn xưa truyền khẩu lại mà không ghi trên bất cứ văn bản nào. Các cụ có gặp tòa soạn cũng là để nhờ tòa báo trình bày được các tâm tư của họ lên nhà nước và các cấp có thẩm quyền và sự đồng tình của dư luận, chứ các cụ làm gì có điều kiện và cần gì phải để tâm, tranh luận với tác gỉa PDK. Việc đề đạt với nhà nước nguyện vọng của địa phương, có thể phải đi dần từng bước. Cho nên có lúc các cụ chưa đưa ra điều gì đó là có những lí do nào đó. Nhưng tác giả tự cho mình quyền phán xét một cách áp đặt theo thiển ý của mình: Khẳng định các cụ Bình Đà sai ?  Vấn đề mộ Lạc Long Quân ở làng Bình Đà coi như được khép lại: Tác giả viết: ” Bài viết của tôi sau đó không thấy ban Quản lí làng Bình Đà phản hồi gì thêm. Có lẽ họ đã thấy cái sai, cái vô lí của mình, khi tin vào mấy điều ghi chép vớ vẩn trong Cổ Lõi ngọc phả. Vấn đề mộ Lạc Long Quân ở làng Bình Đà coi như được khép lại “.
           Thưa tác giả PDK. Là những người có kiến thức lịch sử sâu sắc như quý vị , chắc là tác giả cũng nhớ tới Hội nghị Diên Hồng của các vua đời Trần đã tôn trọng mở ra để xin ý kiến dân ta nên hòa hay nên chiến trước sự tàn bạo của giặc Nguyên ?
         Để bàn về Đức Quốc tổ LạcLong Quân, thậm chí chỉ là nói về ngôi mộ của Ngài, chúng ta cũng cần phải  có thái độ khiêm nhường, thận trọng.
         Vì đó là cả một vấn đề tâm linh, nhạy cảm, động đến tín ngưỡng, và tâm linh , nguyện vọng của triệu triệu con dân đất Việt không chỉ ở làng Bình Đà , mà còn trên cả nước.
          Vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng của Đảng, nhà nước ta, các nhà khoa học… các viện nghiên cứu. Trước mỗi thông tin nào đó liên quan đến, dù là công nhận hay bác bỏ đều phải qua các báo cáo, chuyên đề, các hội thảo… Thế nhưng cách mở đề giật gân câu khách trên của tác giả PDK- quả là ngạo mạn và trịch thượng, tôi thiết nghĩ không cần phải phân tích thêm khi đọc các dòng trên quý vị cũng đã cảm nhận được.
        Là một nhà nghiên cứu, tôi cũng đồng ý cho rằng, những vấn đề, sự kiện về lịch sử, chúng ta  cần phải phân tích , nhận định dựa trên các chứng tích, phả kí, bia ký.. các cổ vật, các khai quật khảo cổ học nhất định mới đáng tin cậy. Tuy nhiên ở một nước như nước ta, có quá nhiều cuộc xâm lăng, tán phá của các đế quốc sừng sỏ nhất trên thế giới . Nhân dân ta đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh giữ nước, giành giật từng tấc đất giang sơn trước kẻ thù, đặc biệt là giặc phương Bắc. Chính vì vậy các cổ vật, các ngọc phả, bia ký vv.. có còn được đến ngày nay là có công không nhỏ , là trí thông minh, mưu lược của cha ông ta qua các  thế hệ trước đã bảo tồn và gìn giữ. Có những điều không thể lúc nào,và bao giờ cũng có thể phơi bày cho kẻ thù biết, nhiều khi còn phải ngụy trang, che dấu. Đặc biệt là những vấn đề, sự kiện , cổ vật liên quan tới Đức Quốc tổ Lạc Long Quân. Cho nên có được cổ vật nào còn đến ngày nay thì thực sự quý giá.
        Bất cứ đối với một cán bộ nghiên cứu khoa học nào, điều đầu tiên phải có Tâm – trong sáng. Phải có tầm  hiểu biết nhất định. Và luôn luôn biết đào sâu suy nghĩ, khiêm tốn học hỏi và đặc biệt phải có tính trung thực , khách quan. Tiếp đến phải có đầu óc tư duy để có thể đưa ra những giả thuyết, nhận định  sát với thực tế, trên cơ sở tổng hợp các sự kiện, dữ liệu, tài liệu, sách vở có trong tay. Mặt khác trước mỗi sự kiện không nên hồ đồ , kết luận một cách khiên cưỡng , áp đặt mang tính chủ quan, đặc biệt là trong ngành khảo cổ học.
       Trở lại vấn đề về Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân . Trong bài báo trên tác giả PDK cũng phải thừa nhận: ” Đình Bình đà là một ngôi Đình Hiếm hoi thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Do giá trị của nó năm 1985 đình này được nhà nước cấp bằng chứng nhận :” Di tích lịch sử Quốc Gia”.
        Sau đó tác giả thản nhiên thêm vào: ” Tuy nhiên , ghi nhận về ngôi đền Nội Bình Đà chỉ có thế. Là một nhà khảo cổ học, được tiếp xúc nhiều với các tài liệu ở Viện Bác Cổ, chắc chắn tác giả cũng phải biết  đến 16 sắc phong của 16 đời vua khác nhau liên tiếp từ thế kỷ thứ 16 ( vua Lê Huy Thông – 1683) đến vua Khai Định thứ ( 1924) đều phong cho Đức Quốc Tổ Lạc Long Quan thờ tại Làng Bình Đà là :” Khai Quốc Thần” (Xem bảng phụ biểu kèm theo)
         Tới đây chúng ta phải tự hào rằng: Trên thế giới này, chỉ có nước ta mới có một vị vua cha chung của toàn dân tộc, đã có công khai sơn , phá thạch xây dựng nhà nước đầu tiên của chúng ta, sau đó truyền ngôi cho các vị vua Hùng ( với 18 đời vua Hùng và 42 vị vua – xem đôi câu đối thứ 20 ở Đền Nội Bình Đà.)
         Tác giả cũng công nhận : Đền Nội làng Bình Đà là ngôi đền đẹp thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. Đặc biệt ở đó còn giữ được một bức phù Điêu lớn bằng gỗ, sơn son thiếp vàng dài 2,8 m, bố cục 5 tầng từ trên xuống , mô tả Quốc tổ Lạc Long Quân đang cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền. Hình Lạc Long Quân được khắc ở chính giữa, ngồi thẳng, mặt hướng nhìn về phía trước, đầu đội mũ bình thiên, mặc hoàng bào, đeo cân đai, đi hia, cầm hốt. Đây là một bức phù điêu đẹp, có niên đại vào khoảng thế kỷ 17, có giá trị đặc biệt.”
        Năm 1982 ở cánh đồng phiá Bắc làng Bình Đà còn đào được trống đồng cổ HEGER (thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn ).
          Theo thiển nghĩ của tôi. Nếu tôn trọng chứng tích lịch sử. Chỉ cần với bức phù điêu có một không hai ở nước ta được thờ ở làng Bình Đà và trống đồng HEGER, với 16 sắc phong của các vị vua nhiều triều đại trong 6 thế kỷ gần đây thôi cũng đã đủ chứng minh Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân thờ tại làng Bình Đà là Quốc Tổ của cả nước. Điều đó không những hợp với lịch sử, hợp với lẽ trời, đạo lý làm người mà nhân dân Việt Nam luôn tôn thờ.
      Lại nói về ngôi mộ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Chúng ta đều biết: Đức Quốc Tổ sống cách đây hơn 4.000 năm. Vậy thì làm sao bây giờ có thể tìm được thực sự các chứng tích khảo cổ học về mộ của Người.
      Chính tác giả cũng đồng tình với ý kiến của TS Hà Văn Phùng – Phó viện trưởng viện Khảo Cổ học : ” Suốt một thời kỳ từ năm 1995 đến nay, những di chỉ khảo cổ khai quật được cho phép chúng ta khẳng định có một thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc, phù hợp với truyền thuyết. Nhưng tôi không thể nào tin được nếu có thể tìm được ngôi mộ thật nào đó của Lạc  LOng Quân- Âu Cơ hay các vua Hùng “
       Chính tác giả cũng công nhận ” Ngay đến ngôi mộ vua Hùng thứ 6 trên Đền Hùng chỉ là tượng trưng, nhưng đã được nhân dân  Việt nam công nhận, tôn thờ và trở thành di sản của cả dân tộc.
         Vậy thì nghiên cứu về mộ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân bây giờ chúng ta cần căn cứ vào đâu ? Tôi rất không đồng ý cách lập luận suy diễn của tác giả PDK. Tác giả đưa ra quyển sách rởm của tác giả Võ Trọng Thái ( là nhà doanh nghiệp, không phải là nhà nghiên cứu lịch sử) – bị thu hồi. Những điều ghi chép trong Cổ Lõi Ngọc Phả ở làng Dương Nội – Thanh Oai , mà theo tác giả toàn là chuyện bịa đặt, vô lý, thì suy ra những truyền thuyết, những điều truyền khẩu trong nhân dân Bình Đà cũng là Bịa đặt.
       Tôi phải nói rằng đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Cách lý luận dây cà giăng dây muống trên của tác giả chỉ thể hiện lòng dạ không trong sáng , lập lờ đánh lận con đen đầy thâm ý của tác giả.
        Theo tôi nghiên cứu về mộ Lạc Long Quân cần phải dựa trên các nghiên cứu 2 mảng của một vấn đề.
        Mảng thứ nhất là dựa trên các cổ vật các chứng cứ khảo cổ học, các ngọc phả, bia ký. tám bức hoành phi, hơn 40 câu đối cổ thờ ở Đền Nội Bình Đà,các sắc phong qua các thời đại vua chúa trong lịch sử. Ở mảng này như trên tôi đã phân tích rất có thể có triều đại Lạc Long Quân thiết triều tại đây. Vì chỉ có thế cho nên các vị vua các triều đại gần 6 thế kỷ qua đều về dâng hương tại Đền Nội Bình Đà ?
      Còn mảng thứ hai là mảng dựa trên các truyền thuyết, các lời bí truyền, các truyền khẩu lưu lại từ đời này qua đời khác ở các dòng họ, ở nhân dân Bình Đà và nhân dân quanh khu vực.
       Tục ngữ có câu : ” Trăm năm bia đá thì mòn
                                   Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
       Với đức Quốc Tổ Lạc long Quân , Người đã sống cách đây hơn 4.000 năm, từ buổi hồng hoang, khai sơn phá thạch, thời mà chữ viết chưa có , thì những điều truyền khẩu liên quan tới Người có giá trị lịch sử rất quan trọng . Chúng ta đều biết trong văn học những trường ca Đẻ Đất, Đẻ nước của dân tộc Mường. Những Hát Then Phú Thọ, Quan họ Bắc Ninh, ca dao , tục ngữ còn đến ngày nay chính là do truyền khẩu mà được giữ gìn và phát huy , phát triển .?
        Vậy thì nghiên cứu về mộ Quốc tổ Lạc Long Quân ở Bình Đà, chúng ta cần hết sức lưu ý đến mảng thứ 2 này. Những lời sấm truyền. những truyền khẩu, những điều dạy cha truyền con nối qua các thời, những nguyện vọng tâm linh của nhân dân ở Bình Đà và quanh khu vực là những điều có thể tin tưởng được. Tục thả bánh trôi đâu có phải là thả 100 bánh thông thường như tác giả võ đoán. Nó là bánh Thánh chỉ được làm cực kì bí mật, bí truyền ở một gia đình nối đời nhau truyền lại .
         Chúng ta cần nghiên cứu thế đất địa linh của làng Bình Đà, đặc biệt là Đền Nội. – Ba Gò, nơi có những gò cao hơn mặt đất bằng xung quanh hơn 10 m. Chúng ta  phải nghiên cứu những lời văn tế, những  tục tế và luôn nhớ rằng trước đây việc tế lễ ở tổng Bình Đà thường được vua quan, nhiều tổng cùng về. Những ngày mồng 3 đến mồng 5 trong hội Bình Đà , các vị đại diện trên Đền Hùng đều phải về Đền nội Bình Đà lễ và xin chân Nhang về thờ… Chúng ta cần lưu ý nhiều đến các tên gọi một số địa danh ở làng Bình Đà  mà theo như cụ Nguyễn Duy Kôn – người cán bộ lão thành cách mạng đích thực hiện nay đã trên 85 tuổi. Ngay từ những năm 1940 đã là liên lạc cho các vị Hoàng Quốc Việt, Lê Thọ Chân, hoạt động bí mật tại xưởng pháo Bình Đà, người đã từng học bên Cộng hòa dân Chủ Đức, được đi cùng với nhiều đoàn ngoại giao quốc tế, đã mường tượng, kết hợp với nhiều truyền khẩu của cha ông để lại. Đã suy nghĩ về cái tên chợ Tư giữa làng Bình Đà, Thôn Quyếch nơi có đền Nội, rồi các tên Mả Bùi, Mả Lạng Mả Lan , phải chăng  tên của các bộ tộc ở các nước Tây Á, bằng con con đường tơ lụa, tới buôn bán, trú ngụ tại Bình Đà ( Quán Ngoại) , một địa danh ở phố Bình đà ngày nay. Và nhiều lắm những dòng Đỗ Động Giang chảy qua làng Bình Đà , bãi tế thiên địa rộng lớn ngày xưa, mà ngày tế trùng với ngày hóa của đức Quốc tổ lạc long quân 28 tháng 2 âm lịch hàng năm.
    Thưa quý độc giả chúng chúng ta hãy tưởng tượng một tam giác tâm linh: . Một đỉnh là Lăng kinh Dương vương đã có ở Bắc Ninh – Người đã sinh ra Quốc Tổ Lạc long Quân . Thứ đến đỉnh 2 ở đền Hùng là nơi thờ các vị vua Hùng con của đức Quốc Tổ Lạc long quân. Nay lại thêm đỉnh thứ 3 là Đền nội Bình Đà là nơi chính Thức thờ Đức Quốc Tổ lạc long Quân, nay bổ sung thêm : Mộ của ngài được táng tại Gò Tam Thai Bình Đà theo như truyền khẩu. Quả là hợp lý với đạo trời đạo làm người mà dân ta xưa nay vẫn tôn thờ. Việc tranh luận đúng sai ta có thể khép lại. Nhưng tâm linh nguyện vọng của nhân dân ta trước đây đã công nhận tượng trưng ngôi mộ Đời Hùng Vương thứ sáu tại đền Hùng , nay có công nhận tương trưng mộ Đức Quốc Tổ tại gò Tam thai tại Bình Đà cũng là điều đáng nên làm.
          Theo thiển ý của tôi nếu xuyên suốt, kết hợp các điều tôi đã trình bày ở trên mộ Quốc Tổ Lạc Long quân táng tại Bình Đà không phải không có cơ sở.
 Chúng ta cần tin tưởng điều đó một cách thông minh , sáng tạo một cách logic. Để kết thúc bài viết này tôi xin mượn lời của Từ Hải trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du ngày xưa đã từng khen Thúy Kiều,đã nhận ra vị anh hùng tương lại của Từ hải ngay từ khi chàng bắt đầu khởi nghĩa:
” Khen cho con mắt tinh đời.
Anh hùng đoán giữa trần ai mới là”
     Lưu Bá Thịnh – Cán bộ Kỹ thuật đã nghỉ hưu tại Bình Đà
Nguồn: Ngọc Thanh Blog
*
Ý kiến nhận xét nhỏ:
Bài báo nói về Mộ Lạc Long Quân ở làng Bình đà và bài báo Lại nói về Mộ Lạc Long Quân ở làng Bình Đà tôi viết cách đây hơn 10 năm và đăng trên bào Khoa học và Đời sống từ năm 2003, sau đó tôi lại tuyển đăng vào cuốn Lịch sử và sự Ngộ nhận (Nxb Từ điển Bách khoa, 2008), chứ không phải gần đây tôi mới “tung lên mạng” như ông Lưu Bá Thịnh nói đâu. Nếu ông là người Bình Đà thì chắc ông đã biết về chuyện các cụ làng Bình Đà kéo nhau lên Tòa soạn báo KH& ĐS ‘kiện’ tôi vì bài báo này. Nhưng sự thật thì vẫn là sự thât. Sau đó các nhà khoa học  đã có Hội thảo về vấn đề này. Kết luận của Hội thảo là “Nói mộ Lạc Long Quân ở làng Bình Đà là không có cơ sở”. Trong các bài viết của mình, tôi đều khẳng định: Đình Nội làng Bình Đà là một di tích lịch sử hiếm hoi thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân. Nhưng tất cả chỉ có thế thôi. Còn nói Mộ Ngài ở Bình Đà là không có cơ sở. Dù ông có trưng ra bao nhiêu sắc phong của các triều đại trước đây thì điều đó cũng không hề khẳng định mộ Lạc Long Quân ở Bình Đà! Tôi không hề có gì là Hỗn xược, hay Trịch thượng như tác giả cố tình chụp mũ cho tôi. Trong tranh luận khoa học, hãy nên bình tĩnh, ông Lưu Bá Thịnh ạ. Giá trị của một bài viết là ở tính Thuyết phục của nó, chứ không phải cứ lớn lối nói cho sướng miệng đâu. Tôi thành thật khuyên ông như vậy.
*
VẤN ĐỀ LĂNG MỘ VUA QUANG TRUNG :
(Trước hoặc sau khi đọc bài viết này, mời bạn đọc bài viết của tôi “Những giả thuyết và phản biện về Lang mộ Quang Trung)
PHẢN BIỆN CỦA NGUYỄN ĐẮC XUÂN VỀ LĂNG MỘ QUANG TRUNG
1. Nhận xét về bài viết của tôi của ông Trần Viết Điền
Phan Duy Kha, trong sách “NHÌN LẠI LỊCH SỬ” (NXBVHTT, 2003) đã phản biện GTNĐX khi viết: “Thực ra trong giả thuyết của ông Nguyễn Đắc Xuân vẫn có chỗ chưa ổn. Đó là ông căn cứ câu chú thích của Ngô Thì Nhậm “Cung điện Đan Dương là Sơn Lăng phụng chứa bảo y Tiên Hoàng ta”. Trong bài thơ Tòng giá bái tảo Đan Lăng, cung ký (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng kính ghi). Ngô Thì Nhậm cũng có câu  “Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinh”. Thật khó mà tưởng tượng một lăng mộ ngay giữa kinh đô, nhiều đời là cung điện của các vị vua chúa, xung quanh không hề có núi non gì, mà được gọi là sơn lăng!(tr 161). Và Phan Duy Kha cũng công bố bài thơ VỊNH SỬ, viết bằng chữ Hán, thể thất ngôn bát cú, của Ngô Thì Hoàng (em ruột của Ngô Thì Nhậm) trong đó có hai câu:
Tây Hồ cung lý vân nhưng tỏa,
Ngọc Trản phong đầu thổ vị can”
Phan Duy Kha dịch nghĩa: “Trên cung ở Tây Hồ, mây vẫn phủ kín. Đầu núi Ngọc Trản đất còn chưa khô”. Gò Dương Xuân không thể là “Ngọc Trản phong đầu” được. Không thấy GTNĐX trao đổi phản biện của Phan Duy Kha.
Như vậy GTNĐX chưa ổn về mặt lý luận, cứ mỗi chi tiết nhà nghiên cứu phát hiện một cách tâm đắc, và kiến giải nó thì y như có một cách kiến giải khác kiến giải trong công trình. Vậy chúng tôi nghĩ khó có khả năng phủ Dương Xuân tọa lạc ở xứ Bộ Hóa Thượng. Và Đan Dương Lăng không còn chỗ ở CTL-CBS.
Nguồn: Vietsciences.free.fr
2. Phản biện của ông Nguyễn Đắc Xuân
Trên GDOL, TVĐ viết: “13/ Phan Duy Kha, trong sách “NHÌN LẠI LỊCH SỬ”( NXBVHTT,2003) đã phản biện GTNĐX khi viết:“ Thực ra trong giả thuyết của ông Nguyễn Đắc Xuân vẫn có chỗ chưa ổn. Đó là ông căn cứ câu chú thích của Ngô Thì Nhậm “Cung điện Đan Dương là Sơn Lăng phụng chứa bảo y Tiên Hoàng ta”. Trong bài thơ Tòng giá bái tảo Đan Lăng, cung ký (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng kính ghi). Ngô Thì Nhậm cũng có câu “Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinh”. Thật khó mà tưởng tượng một lăng mộ ngay giữa kinh đô, nhiều đời là cung điện của các vị vua chúa, xung quanh không hề có núi non gì, mà được gọi là sơn lăng!(tr 161)”.
Tôi chưa biết tác giả Phan Duy Kha là ai, nhưng qua cái tít cuốn sách “Nhìn Lại Lịch Sử” tác giả Phan Duy Kha phải là một sử gia thuộc thế hệ mới và đã đọc kỹ công trình nghiên cứu Cung điện Đan Dương của tôi nên mới hạ bút viết: “Thực ra trong giả thuyết của ông Nguyễn Đắc Xuân vẫn có chỗ chưa ổn”. “vẫn có chỗ chưa ổn” tức là có chỗ đã ổn rồi. Khác với TVĐ tất cả những gì tôi viết ra đều không được công nhận, không “ổn”. Rất tiếc là cái chỗ NĐX đã “ổn rồi” tôi chưa được đọc để ghi nhận.
Theo TVĐ, ông Phan Duy Kha cũng viết: “Trong bài thơ Tòng giá bái tảo Đan Lăng, cung ký (Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng kính ghi). Ngô Thì Nhậm cũng có câu “Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinh”. Thật khó mà tưởng tượng một lăng mộ ngay giữa kinh đô, nhiều đời là cung điện của các vị vua chúa, xung quanh không hề có núi non gì, mà được gọi là sơn lăng!(tr 161)”. Tôi không rõ trình độ về Hán văn của ông Phan Duy Kha đến như thế nào mà sau khi đọc câu thơ “Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinh”, ông lại thú nhận “Thật khó mà tưởng tượng một lăng mộ ngay giữa kinh đô, nhiều đời là cung điện của các vị vua chúa, xung quanh không hề có núi non gì, mà được gọi là sơn lăng!” Trong câu thơ của Ngô Thì Nhậm có câu chữ nào có thể dịch là “lăng mộ ngay giữa kinh đô” đâu. Hơn hai chục năm qua được đọc câu thơ “Sơn lăng vạn cổ điện Thần kinh” nầy và tôi vẫn hiểu là “Sơn lăng (của vua Quang Trung) muôn thuở yên nghỉ ở chốn Kinh đô (Phú Xuân)”. Nếu ông Phan Duy Kha biết Kinh đô Phú Xuân/Huế trước đây đã được mệnh danh là “đất Thàn Kinh”, vua Thiệu Trị viết cuốn “Thần Kinh nhị thập cảnh” thì không có gì khó hiểu cả. Thần Kinh có nghĩa là Kinh đô chứ không phải một vùng cung điện nào cả. Mà Kinh đô Huế có vùng thành quách cung điện, có ruộng đồng, có sông, có núi. Và có lẽ ông Kha chưa đến gò Dương Xuân, chưa đọc ĐNNTC nên ông mới “không hề thấy núi non gì cả”. Tác giả Phan Duy Kha chưa hiểu hết ý nghĩa câu thơ chữ Hán, chưa từng đến Gò Dương Xuân nên có thể nhầm. Đó là chuyện bình thường. Điều đáng nói ở đây là TVĐ là một người “lão luyện” ở Huế, đã đi điền dã nhiều lần ở khu vực Gò Dương Xuân có chùa Vạn Phước mà không thấy cái sai của Phan Duy Kha mà chỉ thấy thuận với mình bèn “vận” vào bài viết để hỗ trợ cho quan điểm phủ nhận giá trị lịch sử của thông tin “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”.
Vì sao TVĐ cố tình gây nhiễu nội dung của câu tài liệu vô giá nầy ? Bởi vì lăng vua Quang Trung nằm trong Cung điện Đan Dương thì một nơi giả thiết là lăng mộ vua Quang Trung ít nhất phải hội đủ các điều kiện trực tiếp và gián tiếp sau đây :
1. Đó là một nơi có những dấu hiệu của một vùng cung điện có nhiều kiến trúc đã bị đập phá (Cung điện Đan Dương);
2. Đã là một vùng cung điện thì ít nhất nơi ấy đã từng có hàng trăm người (chủ cung điện và người phục vụ) ở đó, nên ít nhất trong vùng phải có dấu tích năm, ba cái giếng nước bỏ hoang (bởi vì theo tập quán Việt Nam không bao giờ người ta dám lấp giếng nước cả);
3. Một nơi được chọn làm dương cơ (nơi ở) và âm phần (mồ mả) phải có đủ các yếu tố cát địa (đất tốt);
4. Có dấu hiệu liên quan đến Phong trào Tây Sơn.
Nếu thiếu những điều kiện cơ bản đó thì không thể chấp nhận được nơi đó có khả năng là Cung điện Đan Dương – Sơn Lăng vua Quang Trung.
Nếu chấp nhận 4 yếu tố cơ bản nầy thì lăng Ba Vành ở rừng thông phía sau Nhà thờ Thiên An mà TVĐ đang cố chứng minh là lăng mộ vua Quang Trung không thoả mãn được bất cứ yếu tố nào. Vì TVĐ đang theo đuổi chứng minh lăng Ba Vành là lăng mộ vua Quang Trung nên TVĐ buộc lòng phải tìm cách bóp méo làm nhiễu thông tin lịch sử trong tài liệu của Ngô Thì Nhậm để lại.
Vừa qua, nhiều em sinh viên có hỏi tôi “Phản biện một công trình nghiên cứu văn sử gồm có những việc gì ?”. Chuyện phản biện tùy theo người được mời phản biện. Không có một ba-rem nào cố định cả. Riêng các thầy tôi ở trong nước cũng như ở Pháp về thì phản biện một công trình nghiên cứu lịch sử (luận án Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ) người phản biện thường hỏi nhà nghiên cứu mấy điểm sau đây:
1. Đề nghị nhà nghiên cứu cho biết đề tài đang được yêu cầu phản biện trước đây đã có ai nghiên cứu chưa ? Nếu đã có thì nhà nghiên cứu cho biết cái ưu và cái nhược của công trình những người đi trước và vì sao phải nghiên cứu lại ? Nếu chưa thì cho biết công trình nghiên cứu mới nầy sẽ đưa đến kết quả gì và đem đến cho ngành văn sử được vấn đề gì mới ?
2. Không có tư liệu thì không có lịch sử. Cho biết nguồn tư liệu tham khảo: Tư liệu đã có nhiều người dùng, tư liệu chưa ai dùng, tư liệu riêng mới tìm được. Cách xử lý tư liệu;
3. Xét về phương pháp nghiên cứu. Vì sao phải chọn phương pháp đó ?
4. Tham gia ý kiến về bố cục; văn viết nên công trình;
5. Ý kiến đánh giá. Cái được và chưa được. Cho điểm.
Vì tôi hiểu phản biện là như vậy, nên tôi không xem bài viết của TVĐ là một bài phản biện công trình nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được những bài phản biện đúng yêu cầu phản biện của các bậc thức giả gần xa.
Nhưng dù sao tôi cũng cám ơn TVĐ. Anh “phản biện” lúc tôi còn đủ sức khoẻ để “tiếp thu”, nếu để một thời gian nữa sức khoẻ tôi tệ hơn nữa chưa chắc còn có người thay tôi chịu khó tranh luận với TVĐ để bảo vệ công trình nghiên cứu mà tôi phải nổ lực trên 20 năm mới hoàn thành. Với cái tuổi nầy, không còn có vấn đề gì hiện ra trong đầu óc mà ngại không dám nói ra nữa. Vì thế tôi muốn hỏi tiếp TVĐ: Trong cuốn Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương…của tôi có 2 lần đề cập đến công trình nghiên cứu chứng minh lăng Ba Vành của Thượng thư bộ Hộ kiêm bộ Binh Lê Quang Đại là lăng mộ vua Quang Trung của anh. Chắc anh đã đọc thấy tôi và anh Trần Đại Vinh đã phê phán những sai lầm của anh như thế nào, sao anh không có ý kiến gì cả thế ? Anh lặng thinh có nghĩa là đồng ý với sự góp ý của tôi và anh Vinh ? Thế thì anh phải cám ơn tôi chứ ?
Chắc anh còn nhớ cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước, anh đã được UBND (văn xã) Thành phố Huế cấp tiền bạc để đi nghiên cứu lăng Ba Vành, đi thuyết trình các nơi về “Bản thiết kế lăng Quang Trung. Thành phố Huế chuẩn bị nghiệm thu công trình nghiên cứu của anh để đưa vào trùng tu tôn tạo kịp khánh thành vào dịp kỷ niệm 200 năm qua đời của vua Quang Trung (1792-1992). Nếu lúc đó tôi không kịp đưa tư liệu của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích nói về lăng vua Quang Trung ở trong Cung điện Đan Dương gần chùa Thiền Lâm thì chuyện nghiệm thu trên đã được thực hiện và Thành phố không tránh được một sai lầm lịch sử làm trò cười cho giới nghiên cứu lịch sử cả nước. Thế thì hôm nay đọc công trình đã từng “cứu” Thành phố, cứu anh, anh phải có lời cám ơn chứ ? Hay anh chưa thấy những sai lầm của anh ?
Tôi còn lưu lại bài viết “Những nhà khoa học “kỳ lạ” (kỳ cuối): Nhà vật lý đi tìm mộ vua Quang Trung” của Thái Lộc và Hồ Sĩ Bình (Tuổi Trẻ online, Thứ Năm, 22/06/2006), anh đã tuyên bố : “Nếu cho đi lại từ đầu, tôi vẫn chọn con đường vật lý, nhưng vẫn tiếp tục cuộc tìm lăng mộ vua Quang Trung. Đó là cả niềm tôn kính” – Trần Viết Điền, giảng viên khoa vật lý Trường ĐH Sư phạm Huế, nói vậy sau hơn 20 năm lận đận tìm kiếm lăng mộ của vị anh hùng áo vải Tây Sơn trên đất cố đô Huế”.
Nguồn: GiaodiemOnline.com
Ý kiến nhỏ: Hai ông Trần Viết Điền và Nguyễn Đắc Xuân đều sinh sống ở Thừa Thiên – Huế và đều kiên trì bỏ ra trên 20 năm trời tìm kiếm lăng mộ Quang Trung. Mỗi ông một con đường riêng. Việc làm của hai ông tôi đều khâm phục. Giả thuyết của hai ông tôi đều trân trọng. Tuy nhiên, kết quả thì chưa được như ý. Bài viết này ông Nguyễn Đắc Xuân phản biện lại ý kiến của ông Trần Viết Điền , vì trong bài viết của mình, ông Điền có nhắc đến ý kiến nhận xét  của tôi về Giả thuyết Nguyễn Đắc Xuân. Vì đây là ý kiến trao đổi giữa hai người với nhau, nên tôi thấy không cần thiết phải tham gia. Chỉ ghi vào đây như một kênh tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét