Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

VỀ QUÊ : QUÊ HƯƠNG ĐAU ĐÁU NỖI NIỀM




P1070067 

Ngày 31.3.2013 (nhằm ngày 20.2 Â l) về quê giỗ Thân phụ.Ngay từ trước Tết Nguyên đán, vào ngày rằm tháng Chạp Nhâm Thìn, các anh  Đào Hùng, Bí thư Đảng ủy và Nguyễn Xuân Nghị, Chủ tịch xã ra công tác ở Hà Nội, có hẹn, nếu ngoài Tết có về giỗ ông cụ (tức cha tôi) thì báo cho các anh biết để các anh đến thắp hương. Vì vậy mà về đến nhà là bảo anh Kỳ gọi điện mời các anh ngay. Anh Đào Hùng đã đến, anh Nghị bận. Quê tôi trước cách mạng gồm có các làng được mang tên chữ: Vĩnh Gia (sau cách mạng gọi là Vĩnh Long), Phúc Lộc (sau cách mạng được gọi là Sào Nam), Yên Thọ (sau cách mạng gọi là Tam Đồng), Nguyễn Xá (hay là Nguyệt Ao, sau cách mạng được gọi là Tam Đình) …

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

TẾT NĂM ẤY CHÚNG TÔI MỪNG THỌ CHA 80 TUỔI



Tết năm ấy chúng tôi mừng thọ cha 80 tuổi

 

 

Tết Mậu Thìn ( 1988) anh chị em chúng tôi tổ chức mừng thọ cha 80 tuổi. Cha mẹ tôi sinh được 5 anh chị em chúng tôi. Hai chị đầu lấy chồng ở quê, đã con đàn cháu đống. Anh tôi là con thứ 3 nhưng kể con trai thì là con cả. Tôi là con thứ 4. Sau tôi còn một chú em là liệt sỹ. Em tôi nhập ngũ năm 1969, đến năm 1972 thì hy sinh. Giấy báo tử chỉ ghi vẻn vẹn: “ Hy sinh tại mặt trận phía Nam”.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

ĐÓN TẾT GIỮA RỪNG VIỆT BẮC










Chúng tôi vào trường Đại học Bách khoa, được học ở Hà Nội hơn một năm, từ tháng 9- 1964 đến tháng 10- 1965.
Cuối năm 1965, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá ra miền Bắc. Các trường Đại học được lệnh sơ tán ra các miền xa để đảm bảo an toàn việc dạy và học. Trường Đại học Bách khoa sơ tán lên huyện Tràng Định, Lạng Sơn. Để đảm bảo bí mật phòng gian, trường mang tên giao dịch là trường Văn hóa Hà Huy Tập. Các khoa đóng rải rác trong các làng bản dọc hai bên bờ sông Kỳ Cùng, từ Thất Khê, Bản Trại, Nà Kéo, Bản Bon, Bản Phèng xuống đến  Bình Độ. Khoa Mỏ -Địa chất, tiền thân của Trường Đại học Mỏ -Địa chất đóng dọc theo các bản Nà Kéo, Bản Bon, Bản Nầm, Bản Phèng.

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

GIÁO SƯ NGÔ ĐỨC THỌ VÀ VIỆC DỊCH NGỌC PHẢ HÙNG VƯƠNG





HVNP PThọ 19a 

Từ lâu tôi đã “săn tìm” NPHV nhưng thực sự là chưa có ai dịch trọn vẹn.Tôi chỉ gặp được đôi đoạn rời rạc trong các bài viết về thời Hùng Vương mà các tác giả trích dẫn.Thậm chí, vào khoảng những năm 1968 – 1972, chúng ta có 4 cuộc hội thảo lớn về đề tài Thời đại Hung Vương, sau đó, kỷ yếu của 4 cuộc hội thảo này đã được tập hợp in thành 4 cuốn sách “Hùng Vương dựng nước” (tập I, II, III, IV) mà cũng chẳng có công trình dịch thuật nào về NPHV cả. Đó là một điều hết sức lạ lùng. Nghiên cứu về Thời đại Hùng Vương sao không nghiên cứu Ngọc phả? Đành rằng Ngọc phả không phải là lịch sử nhưng là bóng dáng của lịch sử, nó phản ánh tâm tư, tình cảm, quan niệm của cha ông ta về cội nguồn, ít nhất là vào thế kỷ 15 (thời điểm viết Ngọc phả) sao lại bỏ qua được? Vì vậy, việc dịch trọn vẹn NPHV của GS Ngô Đức Thọ là một việc làm rất có ý nghĩa.

TIẾP CÁC NHÀ BÁO ĐẾN PHỎNG VẤN VIẾT BÀI VỀ PHAN DUY KHA



Tiếp các nhà báo đến phỏng vấn viết bài về PHAN DUY KHA
     

 Tôi viết báo kể cũng đã lâu, sách thì cũng đã in được dăm cuốn. So với các bậc “trưởng lão” thì chưa là gì nhưng so với bản thân thì đó cũng là một cố gắng lớn. Có một điều là, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc nhờ người này, người nọ lăng xê tên tuổi của mình. Tôi hiểu, chất lượng bài viết mới là vấn đề mấu chốt. Người ta bốc anh lên tận mây xanh mà tác phẩm của anh chẳng ra gì thì chỉ gây phản tác dụng. Ngược lại, nếu bài viết tốt thì chẳng cần lăng xê gì người ta cũng tìm đọc. Hữu xạ tự nhiên hương mà. Nghĩ thế nên lòng tự nhủ lòng , hãy lặng lẽ đọc, lặng lẽ viết, chỉ mong sao ông Trời cho sức khoẻ và sự minh mẫn để mà viết là hạnh phúc rồi.