Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

PHÓNG VIÊN BÁO VIETNAM NEWS PHỎNG VẤN PHAN DUY KHA

Phóng viên báo Việt Nam News phỏng vấn Phan Duy Kha

Map maker helps piece together history

 
Phan Duy Kha was trained as a cartographer, but his true passion is for history and he is now regarded as a popular historian. Kha talked with Trung Hieu about his life’s passion.
Historian Phan Duy Kha, born in 1946, graduated from the Mining-Geology Faculty of the Ha Noi University of Technology in 1968. He has written many history books and helped find solutions to many historical controversies that continue to puzzle researchers.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

LỜI TỰA CUỐN "NHÌN VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG"


  

 Thời đại Hùng Vương, buổi bình minh của lịch sử dân tộc ta! Thuở ấy vua tôi cùng cày ruông, tắm sông, phong tục thuần hậu, chất phác với 18 đời cha truyền con nối.
 ” Hiên ngang thay, Phù Đổng diệt thù
Dũng cảm thay Sơn Tinh trị thuỷ!
Đẹp thay Chử Đồng Tử !Tình yêu như ngọc sáng gương trong.
 Giỏi thay Mai An Tiêm ! Lao động như dời non lấp biển.
 Vẻ vang 18 vương triều
 Rực rỡ một thời thịnh trị

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

THƠ VỀ XỨ NGHỆ


P1040211

Nói đến xứ Nghệ là nói đến hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Suốt chiều dài lịch sử, hai tỉnh vẫn là một, gọi là trấn Nghệ An. Mãi đến năm 1831 Hoàng đế Minh Mạng mới tách vùng đất phía nam xứ này thành lập một đơn vị hành chính riêng, gọi là đạo Hà Tĩnh (đạo nhỏ hơn trấn và vẫn trực thuộc trấn Nghệ An)
Xứ Nghệ nằm trong dải đất hẹp miền Trung, sách vở thường gọi vùng này là “ chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Cách ví von đã gợi lên sự mệt nhọc rồi. Nhưng đây lại chính là nơi địa linh nhân kiệt. Vùng đất này đặc biệt lắm. Mời bạn đọc những trải lòng của những nhà thơ xứ Nghệ, bạn sẽ hiểu hơn và yêu hơn mảnh đất và con người nơi đây.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

VỚI MAI HỒNG NIÊN VÀ "QUÊ MÌNH XỨ NGHỆ"

 P1070607 

Tôi biết Mai Hồng Niên (MHN) đã lâu, đọc thơ anh cũng đã nhiều. Tôi cũng đã từng chọn đăng thơ anh trên trang mạng của mình từ mấy năm  trước . Ấy thế nhưng, thực sự làm quen với anh thì chỉ mới gần đây thôi. Đấy là vào hôm cả hai cùng đến dự buổi Tọa đàm giới thiệu cuốn tiểu thuyết “Dòng sông mang lửa” của Hồ Sỹ Hậu tại trụ sở Nhà xuất bản Hội nhà văn. Chuyện đó tôi đã kể lại trong bài “Đọc Nhân thế tình tang của Mai Hồng Niên”, ở đây không nhắc lại nữa.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

KỶ NIỆM NƯỚC LÀO

        

 Anh bạn Lào đầu tiên mà tôi làm quen là một cán bộ kỹ thuật trung cấp xây dựng. Dạo đó là những năm 1975- 1976, Việt Nam và Lào đều đã giành được độc lập, thống nhất, đang trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau một thời gian dài chiến tranh tàn phá nặng nề. Anh bạn Lào được Sở Công nghiệp phân công cộng tác cùng chúng tôi trong việc xây dựng kho vật tư và xăng dầu, phục vụ cho khu vực Bắc Lào. Anh nói tiếng Việt khá sõi. Một lần, nhân cùng ngồi trên ô tô đi nghiên cứu thực địa , tôi hỏi anh:
    – Này bạn, bạn tên gì nhỉ?
    Anh trả lời:
    –  Mình tên là Minh, Nguyễn Văn Minh.
    Hết sức ngạc mhiên , tôi lại hỏi tiếp:
     – Thế bạn thuộc dân tộc gì?
     – Mình là người Kinh.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

SỰ TÍCH VỀ CHIẾC XE ĐẠP CỦA NHÀ VĂN PHÙNG QUÁN

images

Mấy hôm nay đọc một số tác phẩm có nhắc đến nguồn gốc chiếc xe đạp của nhà văn Phùng Quán. Đó là các tác phẩm Ký ức vụnChuyên đời vớ vẩn của Nhà văn Nguyễn Quang Lập và Chuyện Phùng Quán đăng tải trên trang mạng của nhà thơ Ngô Minh.
Đây là một đoạn trong bài Sự tích chiếc xe trâu của Phùng Quán : “Đến chơi nhà Trần Dần, anh thấy có tờ họa báo Phụ nữ Liên Xô, vừa lật được vài trang thấy thông báo về thể lệ cuộc thi viết về Lê Nin. Ngó xuống phần giải thưởng , giải khuyến khích là đồng hồ báo thức, bút máy và một vài thứ khác. Lập tức anh về nhà viết ngay, quyết giành cho được cái giải khuyến khích. Chừng hai ngày anh viết xong cái truyện Như con cò vàng trong cổ tích. Tất nhiên anh không lấy tên thật.

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

TẠP CHÍ TGTT GIỚI THIỆU SÁCH "TRẢI NGHIỆM ĐỜI NGƯỜI"

Tạp chí Thế giới trong ta giới thiệu sách “TRẢI NGHIỆM ĐỜI NGƯỜI” của Phan Duy Kha

     

Bạn đọc gắn bó với TGTT từ lâu chắc không quên được khoảng thời gian từ 1995- 2003, xuất hiện rất nhiều bài viết của Phan Duy Kha về đề tài tâm lý xã hội như: Dại và khôn; Tản mạn về khen và chê; Rủi may và số phận; Tản mạn về giàu và nghèo; Lòng vả cũng như lòng sung; Lòng tham và tham nhũng; Con gà tức nhau tiếng gáyv.v. . .Có một điều đặc biệt là những bài viết đó của Phan Duy Kha đều được bạn đọc bình chọn là bài ưa thích nhất. Điều đó cho thấy rằng , bạn đọc TGTT rất quan tâm đến những bài viết của Phan Duy Kha và rất đồng tình với những vấn đề mà anh đặt ra.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

LỜI BẠT CỦA TS ĐINH CÔNG VĨ VIẾT CHO CUỐN "TỪ ĐIỆN KÍNH THIÊN TRIỀU LÊ..."

 

 Nhà nghiên cứu lịch sử Phan Duy Kha nguyên là một kỹ sư đo vẽ bản đồ. Nhưng như  ông đã tâm sự với nhà báo Nhật Minh: “Từ nhỏ tôi đã yêu thích lịch sử. Cứ một vài tuần tôi lại vào thư viện mượn sách, mà toàn là sách lịch sử. Sau này, là dân trắc địa công trình, đi đâu tôi cũng mang sách theo: Sử của ta, sử của các tác giả nước ngoài viết về ta. . .”. Đến khi về hưu, Phan Duy Kha chỉ còn một việc duy nhất là nghiên cứu lịch sử: Chính sử và dã sử. Điều đó khiến ta không thể phân biệt được, lịch sử là nghề tay trái hay tay phải của ông? Và từ tất cả các nguồn tài liệu lịch sử phong phú, ông tự rút ra kết luận cho mình.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

GIỚI THIỆU CUỐN "LỊCH SỬ VÀ SỰ NGỘ NHẬN" CỦA PHAN DUY KHA


      

Lịch sử và sự ngộ nhận là cuốn sách tâm huyết nhất của tôi. Đây là tập hợp những bài báo đã được đăng trên các báo, tạp chí như: Thế giới mới, Thế giới trong ta, Khoa học & Đời sống, An ninh thế giới, Xưa & Nay. . . trong khoảng thời gian 10 năm từ 1997- 2007, được Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Trung tâm văn hóa Tràng An xuất bản năm 2008. Sách được chia làm ba phần:
Phần thứ nhất: Văn hóa cội nguồn
Phần thứ hai: Lịch sử và sự ngộ nhận
Phần thứ ba : Thăng Long, Kinh đô ngàn năm tuổi
Sách có mặt trong hầu hết các thư viện lớn trong nước và một số thư viện nước ngoài như Thư viện Quốc gia Australia, thư viện Open Library, Thư viện Quốc hội Mỹ .

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

ĐỌC "NHÂN THẾ TÌNH TANG" CỦA MAI HỒNG NIÊN

Đọc “Nhân thế tình tang” của Mai Hồng Niên

P1070085

Nhà thơ Mai Hồng Niên là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Anh và tôi vốn cùng quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Nay do tách một số xã để  lập huyện mới mà xã Tân Lộc quê anh sáp nhập với một số xã khác thành huyện mới Lộc Hà. Thế nhưng, với Mai Hồng Niên, vẫn chỉ  có Can Lộc . Các tập thơ  của anh đều ghi quê quán là Tân Lộc, Can Lộc, mặc dầu huyện Lộc Hà được thành lập từ 2007, đến nay đã được 6 năm. Bởi theo anh, Lộc Hà chẳng qua là do con cháu một ông quan to muốn được giữ chức Phó Chủ tịch huyện nên mới đẻ ra huyện mới Lộc Hà, gây ra biết bao khốn khổ phiền lụy cho người dân.

HỒ SỸ HẬU VÀ TIỂU THUYẾT "DÒNG SÔNG MANG LỬA"

Hồ Sỹ Hậu và tiểu thuyết Dòng sông mang lửa


P1060611

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, bộ đội xăng dầu đã lập công xuất sắc, từ tháng 8.1968 đến tháng 12.1974 các đồng chí đã xây dựng, bảo vệ, vận hành thông suốt tuyến đường ống xăng dầu dài 5.000 km và hệ thống kho xăng dầu gần 3 vạn tấn được lắp đặt từ biên giới phía bắc Tổ quốc, xuyên dọc Trường Sơn vào đến Bù Gia Mập tỉnh Phước Long, miền Đông Nam Bộ.
Trích lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hà Nội, ngày 20.12.2001

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

VÀI CẢM NHẬN VỀ GS NGÔ ĐỨC THỌ



Giáo sư Ngô Đức Thọ là chuyên gia Hán Nôm.
Ông là người đồng hương với tôi. Đồng hương đến “cấp” huyện (cùng quê Can Lộc, Hà Tĩnh). Là đồng hương, lại cùng nghiên cứu, viết sách báo về mảng đề tài Lịch sử nhưng tôi chỉ mới biết ông qua các tác phẩm của ông, chứ chưa hề được gặp mặt.
Mãi đến lần chúng tôi được ông Nguyễn An Kiều mời về dự lễ giỗ lần thứ 372 Hoàng giáp – Chánh sứ Nguyễn Duy Hiểu (ngày 2.7.2011) tôi mới được gặp ông. Ngay lần ấy, tuy là đồng hương, lại cùng trong một chuyến đi, nhưng tôi cũng không bắt chuyện làm quen với ông. Tính tôi vốn thế. Rất ít khi “mở rộng quan hệ ngoại giao”. Chỉ biêt việc mình mình làm. Trong công việc viết sách, viết báo về đề tài lịch sử, không có gì quý bằng độc lập suy nghĩ, phát biểu quan điểm của mình, không bị ảnh hưởng của ai cả.